Mã tài liệu: 257610
Số trang: 119
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,005 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ quan điểm của Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt
Nam về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã,
nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội, xây
dựng xã hội công bằng văn minh; Từ những quan điểm của Đại hội lần
thứ VI , ngành Giáo dục - Đào tạo cũng chủ trương đa dạng hoá các loại
hình và phương thức đào tạo, tạo cơ hội cho nhiều người nhất là thanh
niên học sinh có cơ hội học tập nâng cao trình độ, công nghệ mới để lập
thân, lập nghiệp .
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay là công cụ có vị trí đặc biệt
quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Nó không thể thiếu đối với cán bộ,
viên chức nhà nước nhất là đối với các ngành kinh tế, kỹ thuật , văn hoá,
xã hội,giáo dục, dịch vụ du lịch .CNTT được ví như là chìa khoá để
hội nhập vào khu vực và quốc tế và là con đường để đi đến thành công.
Chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam hiện nay là phát triển hệ
thống mạng lưới tin học trên toàn quốc:“Thực hiện 50% Hành chính
công cơ bản trực tuyến, 100% các trường dùng Internet, thực hiện chứng
minh thư điện tử, Chính phủ điện tử.
Chính phủ đã và đang đưa ra chủ trương chọn CNTT là một trong
các nhóm kỹ thuật tiên tiến được đầu tư theo phương thức đi tắt đón đầu
để đuổi kịp theo sự phát triển của thế giới. Chỉ thị số 58 /CT TƯ của bộ
chính trị về việc đẩy mạnh và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công
nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước đã nêu rõ“CNTT là một
trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số
ngành công nghệ cao khác,CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, xã hội của thế giới hiện đại” “ Ứng dụng và phát triển CNTT ở
nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần
của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên, nước ta từ
nay đến năm 2010 cần có các chuyên gia CNTT có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng. Những đội ngũ này không ở đâu khác là từ các
Trường đại học, các cơ sở đào tạo CNTT.
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta đến năm 2010 đề ra cho giáo
dục đại học nhiệm vụ là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng
đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đào tạo năng lực thích ứng
với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho
những người khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
Trong những năm gần đây, Trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam xuất
hiện một khái niệm mới mẻ, đó là việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng giáo dục theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là phương
pháp làm việc khoa học, được xem là công nghệ quản lý mới, giúp các
nhà quản lý tổ chức hoạt động sáng tạo, đạt được hiệu quả công việc cao
trong quy trình hoạt động đào tạo của nhà trường. Cụ thể là giúp cho các
nhà quản lý tránh được những vụ việc sai phạm không cần thiết; kiểm
soát được cả hệ thống của nhà trường từ đào tạo đến nghiên cứu khoa
học, tổ chức hành chính trị sự, tiết kiệm. Việc quản lý theo quy trình còn
giúp cho mọi người thực hiện công việc “ Làm đúng, làm tốt ngay từ
đầu” hạn chế được những sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống. Lâu nay chúng ta quen xây dựng kế hoạch, mục tiêu, cam kết
trách nhiệm được ký kết trong các hội nghị công chức hàng năm nhưng
lại hết sức chung chung và khi tổng kết lại thì có rất nhiều vấn đề cần
sửa chữa. Trong khi đó, thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO thì các yêu cầu tiêu chuẩn hàng năm phải được lượng hoá, có
kế hoạch thực hiện cụ thể dựa vào đó mà mọi người đánh giá được kết
quả thực hiện công việc, quản lý theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời trách
nhiệm quyền hạn từng chức danh trong bộ máy của nhà trường, cơ sở
đào tạo tránh được những chồng chéo, đảm bảo thông tin nội bộ thông
suốt .
1.2 Cơ sở thực tiễn
CNTT ngày nay đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày. Nó đã thâm nhập vào tất cả các ngành, lĩnh vực của xã hội và
khẳng định tầm quan trọng trong các ngành quản lý, điều khiển, tự động
hoá , truyền thông vv Thật khó nói hết tầm quan trọng của CNTT
trong xã hội và đời sống của con người hiện đại. Nó đang có những đóng
góp tích cực trong việc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống
của con người. Tuy nhiên ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở
tình trạng chậm phát triển nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước trên thế
giới và khu vực, việc đào tạo nhân lực và ứng dụng CNTT chưa đáp ứng
được yêu cầu của đất nước và yêu cầu hội nhập.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) toàn
thế giới hiện đang thiếu khoảng 1,5 triệu kỹ sư CNTT và đến năm 2010
con số này sẽ lên tới 3 triệu. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành phần
mềm trong nước ngày càng tăng cao. Uớc tính giai đoạn 2008 – 2010 cần
từ 12.000- 15000 người/năm giai đoạn 2011- 2015 cần từ 20.000- 25.000
người / năm . Trong khi đó quy mô đào tạo nhân lực CNTT của Việt
Nam chỉ đạt 9.000- 10.000 người/ năm . Nếu chỉ tính số học viên tốt
nghiệp ra trường đạt yêu cầu nhà tuyển dụng thực tế còn thấp hơn.
Việc phát triển nguồn lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời về số
lượng và chất lượng hiện nay dẫn tới việc chúng ta đang thiếu nguồn
nhân lực CNTT rất lớn hoặc nếu có nguồn nhân lực ngành này thì chất
lượng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Một trong các nguyên
nhân dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực CNTT nói trên bắt nguồn từ
việc quản lý công tác đào tạo.
Nam Định là một Tỉnh đông dân có truyền thống hiếu học lâu đời .
Nhu cầu học tập tin học, trau dồi kiến thức công nghệ mới là cấp bách ,
thiết thực. Ngoài các khoa CNTT ở các trường Đại học, Cao đẳng ở
Nam Định đào tạo CNTT mang tính chất hàn lâm, Nam Định chưa có cơ
sở nào đào tạo CNTT trình độ Lập trình viên cho cán bộ nhân dân và
thanh niên trong địa bàn Tỉnh. Được sự động viên giúp đỡ và khuyến
khích của các cấp lãnh đạo , đặc biệt là Sở Giáo dục - Đào tạo, Công ty
đầu tư phát triển phần mềm FPT, và học viện đào tạo CNTT hàng đầu
Ấn Độ và trên thế giới Aptech. Trung tâm đã lập tờ trình xin sở Giáo
dục - Đào tạo Tỉnh Nam Định, để xây dựng và tổ chức thực hiện mô
hình Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định và
đã được Sở Giáo dục - Đào tạo phê duyệt với mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực CNTT cho các tổ chức cơ quan doanh nghiệp tỉnh Nam Định
và khu vực lân cận. Tuy nhiên vấn đề đặt ra: Làm thế nào để quản lý
được chất lượng đào tạo Lập trình viên quốc tế tại cơ sở đang là một vấn
đề hết sức cấp bách hiện nay.
Đã nhiều năm qua ngành giáo dục luôn phải đối mặt với một câu
hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo? Mỗi trường đều có
những tiêu chuẩn, giải pháp riêng trong đó có Trung tâm đào tạo Lập
trình viên Quốc tế Aptech Nam Định đã đưa ra các giải pháp áp dụng để
nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo,Trung tâm
đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định đã phải cố gắng rất
nhiều và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên so với
tiêu chuẩn ISO 9000 thì chất lượng đào tạo lập trình viên tại Trung tâm
vẫn còn một số bất cập từ công tác quản lý đó là : Sự nhận thức của đa
số cán bộ, giáo viên, học sinh về tiêu chuẩn ISO 9000 và việc thực hiện
các quy trình làm việc như tuyển sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy;
tuyển chọn và đánh giá giảng viên; kiểm soát đề cương bài giảng, chất
lượng giáo trình giảng dạy; mời giảng viên thỉnh giảng;thu thập các ý
kiến phản hồi, giải quyết các khiếu nại của học viên, giới thiệu việc làm
cho học viên sau khi tốt nghiệp. Tất cả những bất cập trong công tác
quản lý trên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trung tâm.
Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý
đào tạo lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Nam
Định.Với lý do trên Tác giả đã chọn đề tài “ Giải pháp quản lý đào tạo
lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm
Aptech Nam Định”.
2. Mục đính nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo Lập trình viên
quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
quản lý đào tạo lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại
Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định nhằm quản lý
công tác đào tạo cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho các cơ
quan doanh nghiệp phần mềm, các khu công nghiệp tỉnh Nam Định và
khu vực đồng bằng sông Hồng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO
9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn
ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000
4.2 Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam
Định
4.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo Lập trình viên quốc
tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trong đề tài này tác giả
chỉ điều tra, khảo sát thực trạng quá trình đào tạo Lập trình viên quốc tế
theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định. Bước đầu
thực hiện quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO
9000. Xây dựng một số giải pháp quản lý để thực hiện đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác đào tạo Lập trình viên quốc tế tại Trung tâm Aptech
Nam Định đến nay vẫn còn nhiều điều bất cập, vai trò quản lý đào tạo
lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 vẫn còn nhiều hạn chế.
Nếu xây dựng và áp dụng một số giải pháp quản lý đào tạo lập trình viên
quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý
công tác đào tạo Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp
ứng nhu cầu công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
7. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên
cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp; sách, tài liệu, báo cáo khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16