Mã tài liệu: 277583
Số trang: 34
Định dạng: zip
Dung lượng file: 239 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN BÁN HÀNG
1.1 Thương mại và tính tất yếu của xúc tiến thương mại trong các doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm thương mại và kinh doanh thương mại
Cơ sở khách quan để hình thành và phát triển thương mại là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến mức mà sản xuất xã hội trở thành sản xuất hàng hoá.
Thương mại là một phạm trù kinh tế, một lĩnh vực hoạt động của con người liên quan đến các hành vi mua bán các hàng hoá, dịch vụ. Gắn liền với việc mua bán hàng hoá, dịch vụ là các hoạt động xúc tiến thương mại.
Kinh doanh thương mại là sự đầ tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Thương mại và kinh doanh thương mại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi nói đến thương mại , là nói đến sự trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường, ở đâu có nhu cầu thì ở đó có hoạt động thương mại .Tham gia hoạt động thương mại có các doanh ngiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Về thực chất hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ cho cả người bán và người mua.
Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho các bộ phận kinh tế, các ngành thành một thể thống nhất, nhu cầu của người tiêu dùng được thoả mãn. Hoạt động thương mại giúp cho quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia phát triển.
Thương mại đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
Thương mại tác động trực tiếp tới vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Thương mại càng phát triển làm cho vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất của doanh nghiệp thương mại ngày càng được nâng cao và các mối quan hệ của các doanh nghiệp thương mại ngày càng được mở rộng.
Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong khâu lưu thông hàng hoá. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kinh doanh thương mại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh thương mại thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy nhu cầu, đảm bảo cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 198
⬇ Lượt tải: 17