Mã tài liệu: 265700
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 141 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đề cương:
1. Lý luận chủ nghĩa Mac – Lênin :
1.1. Lý luận :
Xuất phát lý luận : từ “ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “. Có 2 vấn đề :
- ” mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng,trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất “
- “mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn “
=> Lênin chủ trương một nền kinh tế trong đó có sự đan xen của cả 5 thành phần kinh tế ( kinh tế gia trưởng, tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội ) bởi vì không thể có sự thuần nhất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà phải có một mảnh, một bộ phận kinh tế tư bản chủ nghĩa trong đó thì mới phát triển được.
1.2. Thực tiễn kinh nghiệm Liên Xô
1.2.1. Nền kinh tế Liên xô từ sau cách mạng tháng 10 :
1.2.1.1. xuất phát của Liên Xô :
- trước 1861: ở Liên Xô tồn tại chế độ nông nô. Khi Nga hoàng tiến hành cách mạng nông nô thì nó có xu hướng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- từ 1861-1913 : kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- từ 1914-1917 : Liên Xô bị lôi cuốn vào tham chiến của thế chiến 1.
- từ 1917-1918 :tiến hành cải biến kinh tế trên cơ sở đường lối kinh tế mà Lê nin đã nêu ra trong “ luận cương tháng tư “
- từ1918-1920 : Liên Xô có nội chiến và có can thiệp từ bên ngoài nên Lênin chủ trương chính sách “ cộng sản thời chiến “ nhưng vì kéo dài nên đã dẫn kinh tế Liên Xô vào khủng hoảng trầm trọng.
- Cuối 1920 nội chiến kết thúc , Liên Xô chuyển sang thời kỳ kiến thiết hòa bình , chính sách " Kinh tế cộng sản thời chiến " không còn phù hợp , nền kinh tế bị khủng hoảng và suy sụp.
1.2.1.2. Nội dung thực hiện chính sách ( Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ở Liên Xô giai đoạn 1921 – 1925 )
- Xóa bỏ trưng thu lương thực thừa của nông dân , thay đó là thuế lương thực đã có tác động tích cực với nông dân
- Nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê để kinh doanh tự do.
- Cho phép mở rộng , trao đổi hàng hóa trên thị trường giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn
- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.
- Kêu gọi nước ngoài vào đầu tư nước ngoài đầu tư ( Thu hút FDI )
1.2.1.3. thành tựu Liên Xô đã đạt được :
- đến cuối 1922 đã xóa được nạn đói, 1925 đạt mức trước chiến tranh
-tổng sản lượng lương thực tăng.
- sản lượng một số ngành công nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
- thương nghiệp được tăng cường mạnh mẽ.
- 1921 ngân hàng nhà nước được lập lại, giá trị đồng rup được nâng lên đáng kể.
2. Thực tiễn Việt Nam : kinh tế Việt Nam từ 1955 đến 1969 :
- Kinh tế miền Nam : sản xuất nông nghiệp lạc hậu,công nghiệp nhỏ bé và bị tàn phá nạng nề, giao thông còn yếu kém,tài chính của chính phủ chủ yếu là thuế.
- Kinh tế miền Bắc : là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể. Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân
3. Nội dung chính sách :
Hồ Chí Minh đã xác định nước ta phải phát triển 6 thành phần kinh tế khác nhau :
- kinh tế địa chủ bóc lột địa tô
- kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa
- kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp
- kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ
- kinh tế tư bản của tư nhân
- kinh tế tư bản quốc gia
và nói rõ xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó :
+ Đối với thành phần kinh tế địa chủ bóc lột địa tô : chủ trương thực hiện chế độ giảm tô, giảm tức nhằm hạn chế dần sự bóc lột và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho đất nước.
+ “ kinh tế quốc doanh là nền tảng và là sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới, cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó “.
+ chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân
+ kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước : quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là “ chính phủ cần phải giúp họ phát triển.
4. Tính đúng đắn của luận điểm :
Nền kinh tế Việt Nam trước 1986:
- Mô hình kế hoạch hóa tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước.
- Không còn nguồn viện trợ không hoàn lại của các nước xã hội chủ nghĩa và nguồn vốn vay ngày càng giảm
- Mĩ tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế
Kinh tế Việt Nam sau đổi mới ( từ 1986 đến nay )
- nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao
+ nông nghiệp : đã giải quyết vững chắc, an toàn sản lượng lương thực quốc gia, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Công nghiệp : tăng trưởng liên tục với tốc độ hai con số, sản lượng nhiều ngành công nghiệp tăng nhanh trong những năm đổi mới.
+ cơ cấu ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng khu vực I với tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng giảm, trong khi tỷ trọng khu vực II và khu vực III tăng lên
+ cơ cấu sở hữu và các thành phần kinh tế : chuyển sang nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần.
+ cơ cấu vùng kinh tế : thành 3 vùng trọng điểm Bắc ,Trung,Nam
- cơ cấu quản lý mới đã bước đầu được hình thành : về cơ bản xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
- kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng về quy mô, đa dạng hóa về hình thức và đa phương hóa thị trường.
- Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 22