Mã tài liệu: 291725
Số trang: 178
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,372 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thế giới ngày càng phẳng, đó là hiện thực. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật,đặc biệt là tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã gắn kết nền kinh tế thế giới và dần san phẳng các khoảng cách phát triển, mỗi nước trở thành một cầu thủ trên một sân chơi bình đẳng. Việt Nam không là một ngoại lệ, nhất là khi tiến trình hội nhập diễn ra ngày một sâu, rộng theo lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các Hiệp định thương mại song phương.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng (các Ngân hàng thương mại) - lĩnh vực được coi là “Huyết mạch của nền kinh tế”. Để cạnh tranh và cạnh tranh thành công, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho được một chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Thành lập năm 1988, trải qua 21 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trở thành Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản trên 386 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 22 tỷ USD; tổng nguồn vốn đạt 363 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ 284 ngàn tỷ đồng; trên4.000 cán bộ và 2.200 chi nhánh, phòng giao dịch; và hiện đang có quan hệ với gần10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn doanh nghiệp trong cả nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ cho vay khu vực này đạt trên 200.000 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng dư nợ của Ngân hàng. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đã được khẳng định.
Tuy vậy, hoạt động trong bối cảnh hội nhập với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt; cạnh tranh không chỉ với ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài; cạnh tranh không chỉ ở thị trường thành thị mà còn cả khu vực nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế và điểm yếu cơ bản, đó là: chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Cấu trúc tổ chức bộ máy chưa phù hợp; tỷ trọng thu ngoài tín dụng truyền thống thấp; quản trị rủi ro chưa đáp ứng các yêu cầu quốc tế; … Với mục tiêu chuyển đổi thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần có một chiến lược thích hợp.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “ Chiến lược phát triển của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” đã được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược doanh nghiệp. Năm 1986, tác giả Channon, Derek F. đã đề cập đến lĩnh vực này qua cuốn sách “Marketing và quản trị chiến lược ngân hàng”. Cuốn sách giới thiệu về kế hoạch hoá chiến lược ngân hàng và tập trung khai thác chủ yếu về các chiến lược Marketing như chiến lược về định giá, chiến lược dòng sản phẩm, chiến lược hệ thống phân phối, chiến lược truyền thông…Tuy nhiên, công trình này không đi sâu phân tích về quản trị chiến lược và đưa ra quy trình thực hiện quản trị chiến lược ngân hàng. Năm 1994, ấn phẩm “Quản trị chiến lược – Khái niệm và ứng dụng” của các tác giả Samuel C. Certo và J. Paul Peter cũng được xuất bản, song cũng chưa đề cập đến quản trị chiến lược ngân hàng.
ở Việt Nam, với chủ đề về chiến lược phát triển, cũng có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chủ yếu ở tầm vĩ mô, tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cho từng giai đoạn hoặc chiến lược phát triển cho một ngành cụ thể như chiến lược phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, chiến lược phát triển khoa học công nghệ…
Xét về góc độ lý thuyết, năm 1996, tác giả Nguyễn Thành Độ, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội đã nghiên cứu về Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Năm 1999, tác giả Nguyễn Thành Độ cùng tác giả Nguyễn Ngọc Huyền đã xuất bản cuốn sách “Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp” quy định cụ thể về đối tượng, nội dung của chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra
đánh giá chiến lược kinh doanh. Tác giả Nguyễn Đức Thành, năm 2002 cũng nghiên cứu về “Hoạch định chiến lược và kế hoạch hoá doanh nghiệp dầu khí” – dùng cho chuyên ngành kinh tế quản trị doanh nghiệp dầu khí. Song, tất cả các công trình nói trên chỉ tập trung nghiên cứu về chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chưa có một công trình nào ở Việt Nam tiếp cận tới phương pháp luận về quản trị chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại.
Xét dưới góc độ nghiên cứu thực tế, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, đã có không biết bao nhiêu các công trình nghiên cứu. Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Xác lập chiến lược thị trường đối với ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam” năm 1999, tác giả Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra lý luận và thực tiễn để luận giải cho hoạt động của ngân hàng thương mại trong kinh tế thị trường và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược thị trường; Những vấn đề tồn tại và xác lập chiến lược thị trường đối với ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam. Luận án của tác giả Lê Đình Hạc, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005 nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Năm 2005, tác giả Lâm Thị Hồng Hoa với luận án tiến sỹ
đã nghiên cứu về “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án cũng chỉ đề cập những vấn đề cơ bản về hoạt động ngân hàng và xác định phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng. Tất cả các công trình nghiên cứu đã có đều chưa đề cập đến vấn đề quản trị chiến lược của ngân hàng thương mại.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
• Góp phần củng cố, hoàn thiện thêm những lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược doanh nghiệp
• Nghiên cứu, tiếp cận phương pháp luận về quản trị chiến lược ngân hàng thương mại
• Tìm hiểu kinh nghiệm về chiến lược phát triển của một số Ngân hàng nông nghiệp trong khu vực trong bối cảnh hội nhập, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
• Đánh giá thực trạng chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam qua các giai đoạn; tổng kết và phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong mỗi giai đoạn.
• Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến lược phát triển áp dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – một ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn. Luận án tập trung vào hai chiến lược cơ bản, có tính đột phá đó là Chiến lược tái cấu trúc mô hình tổ chức và Chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn nên Luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu. Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án đã phân tích, rút ra các nhận
định, đánh giá và đúc kết chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam trong một quá trình vận động xuyên suốt kể từ khi thành lập đồng thời đặt những chiến lược này trong các bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể để làm rõ những thành tựu và chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong chiến lược phát triển của Ngân hàng ở mỗi giai đoạn. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh cũng được kết hợp nhằm làm sáng tỏ và biện chứng cho các nhận định, đánh giá nhất là trong việc rút ra những điểm mạnh, điểm yếu về các mặt hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam. Phương pháp phán đoán, logic cũng đã khéo léo được sử dụng nhằm xác định các cơ hội, thách thức mà Ngân hàng đang và sẽ phải đối mặt. Đây là cơ sở quan trọng để Luận án đề xuất chiến lược phát triển phù hợp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
6. Kết cấu luận án
Cùng với các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, Danh mục các phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án bao gồm 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tiếp cận phương pháp luận về quản trị chiến lược ngân hàng thương mại
Chương 2: Hội nhập quốc tế và kinh nghiệm về chiến lược phát triển trong bối cảnh hội nhập của một số Ngân hàng Nông nghiệp trong khu vực
Chương 3: Thực trạng chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chương 4: Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Mục lục
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị v
Danh mục các phụ lục vi
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tiếp cận phương pháp luận về quản trị chiến lược Ngân hàng
thương mại 6
1.1. Lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược doanh nghiệp 6
1.2. Tiếp cận phương pháp luận về quản trị chiến lược ngân hàng thương mại 16
Kết luận chương 1 50
Chương 2: Hội nhập quốc tế và kinh nghiệm về chiến lược phát triển trong
bối cảnh hội nhập của một số Ngân hàng Nông nghiệp trong khu vực 52
2.1. Hội nhập quốc tế 52
2.2. Kinh nghiệm về chiến lược phát triển trong bối cảnh hội nhập của một số
Ngân hàng Nông nghiệp trong khu vực 62
Kết luận chương 2 78
Chương 3: Thực trạng chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt nam 80
3.1. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam giai đoạn 1988 - 2000 80
3.2. Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008 90
Kết luận chương 3 126
Chương 4: Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt nam trong bối cảnh hội nhập 128
4.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 128
4.2. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (SWOT) 134
4.3. Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 139
4.4. Chiến lược tái cấu trúc mô hình tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam 141
4.5. Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ 146
4.6. Một số đề xuất, kiến nghị 158
Kết luận chương 4 159
Kết luận chung 161
Những công trình của tác giả có liên quan đến Luận án đã công bố vii
Tài liệu tham khảo viii
Phụ lục ix
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16