Mã tài liệu: 215829
Số trang: 22
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 312 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá pháp luật (VHPL) là bộ phận cấu thành của văn hoá, phản ánh các giá trị
của con người trong quá trình sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. ở nước ta,
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới, VHPL giữ
vai trò quan trọng, yếu tố cơ bản gắn kết mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật;
phát huy tính tích cực, chủ động của công dân trong xây dựng và tự giác chấp hành
pháp luật, góp phần bảo đảm sự ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
toàn diện đất nước.
Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, các nhà trường quân đội (NTQĐ) nói
riêng là công cụ của Nhà nước. NTQĐ không chỉ là nơi thừa nhận và chấp hành
pháp luật mà còn là nơi tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Để xây dựng quân đội
“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, xây dựng nhà trường
“chính quy, tiên tiến, mẫu mực”, các NTQĐ phải: “Tiếp tục đổi mới về huấn luyện
bộ đội, đào tạo cán bộ . coi trọng xây dựng chính quy, kiên quyết làm chuyển biến
tình hình kỷ luật quân đội”; cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu
khoa học, phải bồi dưỡng phẩm chất nhân cách toàn diện cho học viên, trong đó
VHPL là một nội dung quan trọng.
Học viên đào tạo sĩ quan (ĐTSQ) ở các NTQĐ là những cán bộ, sĩ quan tương lai ở
các đơn vị cơ sở và có khả năng phát triển thành những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt
trong quân đội sau này. Để đảm đương chức trách, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, họ cần
được bồi dưỡng, nâng cao trình độ VHPL. Bồi dưỡng VHPL cho học viên trước hết, tạo
cơ sở để định hướng sự phát triển nhân cách, hành vi ứng xử của học viên theo chuẩn
mực có văn hoá và đúng pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội, nâng cao chất lượng
học tập, rèn luyện, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Mặt khác, là điều kiện, cơ sở để
xây dựng, nâng cao trình độ VHPL trong toàn quân, góp phần xây dựng đơn vị vững
mạnh toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
ý thức rõ vấn đề trên, trong quá trình giáo dục, đào tạo, nhất là những năm
gần đây, các NTQĐ đã từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng VHPL
cho học viên. Kết quả bồi dưỡng VHPL đã góp phần không nhỏ vào việc khắc
phục tình trạng vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, nâng cao ý thức
trách nhiệm của mỗi học viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà
trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc bồi dưỡng VHPL cho học viên ở các NTQĐ
chưa đồng đều và vững chắc; trình độ VHPL của một bộ phận học viên còn thấp,
việc tự giác chấp hành pháp luật chưa thực sự trở thành nhu cầu tự thân ở một số
học viên; vẫn còn không ít vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong đội ngũ học viên
ĐTSQ, cá biệt có vụ nghiêm trọng đến mức phải xử lý.
Hiện nay, việc bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ, bên cạnh những
yếu tố, điều kiện thuận lợi, cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách thức. Các thế lực thù
địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá,
đạo đức, lối sống. Những tệ nạn xã hội, những tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường
đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của học
viên. Thực tiễn công tác bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ của các NTQĐ còn nhiều
bất cập. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ có ý nghĩa sâu
sắc cả về lý luận và thực tiễn, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
2
của các NTQĐ trong giai đoạn mới. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề: “Bồi dưỡng văn
hoá pháp luật cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội trong giai đoạn
hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu luận án
* Mục đích
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản
bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về VHPL và bồi dưỡng VHPL
cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
- Đánh giá đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng VHPL
cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các
NTQĐ trong giai đoạn hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu bồi dưỡng VHPL cho học
viên ĐTSQ, chủ yếu là đối tượng được đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn, theo quy
định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Quốc phòng.
Phạm vi khảo sát, chủ yếu ở các học viện, trường sĩ quan khu vực phía Bắc
Những số liệu điều tra, khảo sát được giới hạn chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành, chủ yếu là các phương pháp kết hợp lô gíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp,
khảo sát, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Xác lập quan niệm VHPL của học viên ĐTSQ, làm rõ cấu trúc VHPL của học
viên ĐTSQ.
- Xác lập quan niệm bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ.
- Tổng kết 4 kinh nghiệm bồi dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ
trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo,
tổ chức tốt các hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức cơ bản, hệ thống về pháp
luật cho học viên ĐTSQ ở các NTQĐ trong giai đoạn hiện nay; quản lý chặt chẽ, duy
trì nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, kịp thời đấu tranh ngăn chặn những
hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật.
5. ý nghĩa của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp lãnh đạo,
chỉ huy, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các NTQĐ vận dụng vào quá trình bồi
dưỡng VHPL cho học viên ĐTSQ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, xây dựng NTQĐ chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
môn Nhà nước và pháp luật, môn Công tác đảng, công tác chính trị trong các
NTQĐ cũng như các hoạt động bồi dưỡng VHPL ở các đơn vị trong quân đội.
6. Kết cấu luận án
3
Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục công trình
nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1241
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 830
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 21