Mã tài liệu: 297607
Số trang: 82
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 938 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD039
SỐ TRANG: 82
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, các ứng dụng
công nghệ thông tin cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet đã đem lại cho con người
những công cụ mới, những tiện ích đa năng trong mọi ngành, mọi miền, từ những đô thị văn
minh cho đến những vùng quê xa xôi hẻo lánh. Công nghệ thông tin thực sự là phương tiện của
con người trong xã hội hiện đại, những tiến bộ của công nghệ thông tin được áp dụng trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội, y tế...Công nghệ thông tin làm cho thế giới ngày càng
trở nên nhỏ bé. Công nghệ thông tin đã đưa hoạt động kinh tế các nước vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công
nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường. Không có cuộc
cách mạng kỹ thuật nào có tốc độ phát triển nhanh như cách mạng công nghệ thông tin. Không
có thời đại nào những người làm giàu nhanh và nhiều nhất thế giới tập trung ở công nghệ thông
tin như ngày nay.
Đảng và nhà nước ta rất chú trọng vai trò của công nghệ thông tin. Trong Chỉ thị số 58-
CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu rõ:
“Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng
với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội của thế giới hiện đại.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức
mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển
nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.” [2, tr.1]
“Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết
định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin”. [2, tr.2]
Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007 về Phê duyệt Chương trình
phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ
đạo:
“Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong hệ thống
các trường đại học, cao đẳng” [22, tr.3]
“Đẩy mạnh các chương trình đào tạo phi chính quy và ngắn hạn về công nghệ thông tin”
[22, tr. 4]
Trong những năm qua, để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, việc đào tạo tin
học được mở ra rất đa dạng phong phú, từ các khoa, ngành trong các trường Đại học , Cao đẳng
, Trung cấp công lập, tư thục và hợp tác quốc tế, còn phải kể đến các Trung tâm Tin học trong
các trường và các cơ sở tư nhân thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tin học của mọi tầng lớp
xã hội.
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (ĐHCN TP.HCM), là một trong những trường
đại học công lập của nhà nước đã tổ chức đào tạo tin học với nhiều hình thức và cấp độ khác
nhau. Một trong các đơn vị đảm trách việc đào tạo tin học là Trung tâm Tin học (TTTH) của
trường. TTTH được thành lập để đáp ứng nhu cầu học hỏi tin học từ căn bản đến nâng cao, và
những chuyên đề từ đơn giản đến phức tạp của các sinh viên trong nhà trường cũng như mọi
người dân có nhu cầu.
Qua thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy ở TTTH còn có mặt hạn chế, công tác quản lý
hoạt động giảng dạy tin học ở trung tâm chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến
TTTH phát triển còn chậm so với tốc độ phát triển chung của toàn trường ĐHCN TP.HCM và
chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt
động giảng dạy ở Trung tâm Tin học trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và một số
giải pháp “
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở Trung tâm Tin học trường ĐHCN
TP.HCM và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy tại Trung
tâm góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể:
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở TTTH trường ĐHCN TP.HCM
Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy ở TTTH
trường ĐHCN TP.HCM .
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động quản lý TTTH trường ĐHCN TP.HCM nói chung đã thực hiện tương đối tốt ở
một số mặt, tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại. Nếu nghiên cứu đúng thực trạng và có những
giải pháp thích hợp thì chất lượng giảng dạy được nâng cao hơn, TTTH sẽ phát triển mạnh, đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của sinh viên nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói
chung.
5. Nhiêm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở TTTH trường ĐHCN
TP.HCM
5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy ở TTTH
trường ĐHCN TP.HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
thu thập, tham khảo các tài liệu, các công trình
nghiên cứu, các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Đảng và nhà nước có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát và trao đổi:
-Quan sát giờ học tại các phòng máy vi tính tại từng Cơ sở , ghi lại các nhận xét thực
tế về phòng máy, giảng viên, học viên.
-Trao đổi với một số cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV), học viên (HV), về cơ
sở vật chất (CSVC), chương trình môn học, phương pháp giảng dạy…
6.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:
Nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại TTTH trường ĐHCN TP.HCM với đối tượng điều tra:
- 12 CBQL (Ban Giám đốc Trung tâm, Trưởng Cơ sở, Tổ trưởng,)
- 80 GV
- 500 HV
6.4. Phương pháp thống kê toán học. xử lý số liệu điều tra nhằm định lượng kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS để đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại TTTH trường ĐHCN TP.HCM.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giảng dạy tin học của TTTH
trường ĐHCN TP.HCM từ ngày thành lập Trung tâm (2003) đến nay ở các cơ sở 1, 2, 3, 4 của
trường ĐHCN TP.HCM
8. Kết cấu của luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở Trung tâm Tin học trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy ở Trung tâm Tin học trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16