Mã tài liệu: 87686
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 135 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Những luận điểm cơ bản mà các nhà tâm lý học mác-xít đã vận dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề hoạt động trong tâm lý học đó là:
- Hoạt động là bản thể của tinh thần.
- Sự thống nhất giữa hoạt động và ý thức.
- Quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể.
- Cấu trúc của hoạt động.
Thứ nhất: Hoạt động là bản thể của tinh thần.
Xuất phát từ quan điểm về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, C.Mác và Ph.Ănghen không tán thành cách hiểu của những nhà duy vật siêu hình coi tồn tại là cái gì đó tĩnh tại, độc lập với tư duy của con người. Theo hai ông, tư duy của con người chỉ được nảy sinh trong quá trình tác động (quá trình hoạt động có đối tượng) vào tồn tại, và là kết quả của quá trình đó. Giữa hoạt động của con người và tồn tại có sự chuyển hóa cho nhau: hoạt động chỉ có thể diễn ra trong tồn tại thuộc về tồn tại và mọi tồn tại hiện thực đều hoạt động. Đối với Mác và Ph.Ănghen , hoạt động có nội hàm rất rộng và biện chứng. ở thể tĩnh, nó là tồn tại có tính chất vật thể, là tiềm năng. ở thể động, nó chính là tác động của một tác nhân lên đối tượng. Đây là cơ sở để các nhà tâm lý học mác-xít định hướng trong việc nghiên cứu phạm trù hoạt động trong tâm lý học, nghiên cứu về sự chuyển hóa giữa quá trình khách thể hóa và chủ thể hóa trong hoạt động.
Thứ hai: Sự thống nhất giữa hoạt động và ý thức.
Mác và Ph.Ănghen xuất phát từ hoạt động thực tiễn từ đời sống thực của con người để đi tìm ý thức của họ. Từ đó hai ông đã vạch ra nguyên lý chung nhất của việc hình thành ý thức người. Mác viết: "ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu con người và được cải biến đi trong đó". Đối với ông, vật chất ở đây không phải là khách thể thuần túy, máy móc, nó chính là hoạt động và đời sống thực tiễn của con người. ý thức tồn tại trong đối tượng thông hoạt động thực tiễn và sản phẩm của nó. ý thức không phải là một thứ tinh thần sáng tạo mọi thứ, không phải là cái gì thụ động ngoài lề hoạt động mà ý thức, tâm lý có vai trò tích cực trong hoạt động, tích cực đối với chủ thể, tác động vào chủ thể. Nhờ hoạt động, ý thức gắn với thế giới bên ngoài các vật thể (thế giới khách quan) chứa đựng trong nó những thành quả nhận thức ở thể tĩnh. Con người, bằng trí thức, kỹ năng, kỹ xảo tác động vào đối tượng hoạt động (ở thể động) tạo ra sản phẩm - Hoạt động bên ngoài thông qua hoạt động, tâm lý, ý thức con người được hình thành và phát triển Hoạt động bên trong. Chỉ có thông qua quá trình này, tâm lý, ý thức mới được hình thành. Chính sự quy định lẫn nhau giữa hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong là biểu hiện sự thống nhất giữa hoạt động và ý thức.
Thứ ba: Quan hệ biện chứng chủ thể và khách thể.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, hoạt động (hoạt động thực tiễn) là phương thức đặc thù của con người quan hệ với thế giới, một quá trình qua đó, con người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo giới tự nhiên, do đó làm cho mình trở thành chủ thể hoạt động và làm cho những hiện tượng của tự nhiên mà con người nắm được trở thành khách thể hoạt động của mình. Hoạt động, như Mác đ• khẳng định là sự tác động qua lại tích cực của con người với thực tiễn xung quanh. Trong quá trình thực hiện hóa mối quan hệ ấy, con người cải tạo thiên nhiên bằng hoạt động của mình và sản xuất ra sản phẩm. Sản phẩm vật chất do con người tạo ra là những "lực lượng bản chất" của con người được đưa ra ngoài, sản phẩm ấy là sự khẳng định của "lực lượng ấy". Dưới góc độ tâm lý, sự tác động qua lại có nội dung hoạt động giữa con người (chủ thể) với khách thể là quá trình hai chiều: quá trình 1: con người dùng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để tham gia vào việc sáng tạo thế giới sản phẩm; quá trình 2: quá trình hình thành ý thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo (hình thành nhân cách của chủ thể). Quá trình này biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể.
Kết cấu đề tài là:
1. Cơ sở triết học
2. Cơ sở thực tiễn
3. Quan điểm về hoạt động của các nhà tâm lý học Xô - viết
4. Những vấn đề cơ bản của phạm trù hoạt động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 926
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 2976
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 283
👁 Lượt xem: 1757
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 1831
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1715
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 4315
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 3182
⬇ Lượt tải: 19