Mã tài liệu: 89977
Số trang: 196
Định dạng: docx
Dung lượng file: 613 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Gia đình là môi trường đầu tiên và mãi mãi ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của mỗi con người. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, gia đình là một thể chế xã hội đầu tiên quyết định sự hình thành nhân cách trẻ em. Trong các lớp cấu trúc nhân cách, thì lớp căn bản, có ý nghĩa tạo dựng được gọi là nhân cách cơ sở (hay còn gọi là nhân cách gốc) được hình thành chủ yếu trong môi trường gia đình. Sự phát triển tính cách của cá nhân khi lớn lên, phương thức ứng xử, thái độ đối với mọi người, đạo đức, tình cảm, ý chí... đều chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân cách cơ sở đã hình thành qua thời gian sinh sống và được sự giáo dục trong gia đình của mình.
Mỗi gia đình, bên cạnh những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, xã hội còn có những nét văn hóa truyền thống riêng. Truyền thống gia đình không những là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhân tố tác động đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của mỗi cá nhân, tạo ra những nét đặc trưng "Giỏ nhà ai, quai nhà nấy" trong tâm lý, nhân cách
của mỗi cá nhân, đặc biệt là sự định hướng giá trị cuộc sống của họ. C. Mác từng viết: "Con người làm ra lịch sử của mình nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là làm theo những điều kiện nhất định, trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại. Truyền thống của tất cả các thế hệ đ• qua đè rất nặng lên đầu óc những người đang sống" [theo 78, tr. 193-194]. Có thể nói rằng, sự định hướng giá trị của thế hệ trẻ nói chung, của lứa tuổi đầu thanh niên nói riêng, vừa phản ánh xu thế phát triển của xã hội, thời đại, vừa phản ánh những giá trị truyền thống của mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội.
Trong thời đại ngày nay, việc hội nhập với khu vực và thế giới là một đòi hỏi tất yếu của nước ta. Song trong quá trình hội nhập, việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đã khẳng định: "Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể" [ , tr. ], đồng thời cần "nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại" [ , tr. ].
Lứa tuổi đầu thanh niên - tuổi học sinh lớn, thanh niên học sinh - là giai đoạn phát triển của trẻ em từ 14 -15 đến 17 - 18 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn, được đặc trưng bởi "ngưỡng cửa" của sự trưởng thành về thể chất, xúc cảm và phát triển xã hội. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình xã hội hóa ban đầu mà một trong những đặc điểm quan trọng của nó là đang dần hình thành và ổn định về thế giới quan, về hệ thống định hướng giá trị. Quá trình này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có truyền thống gia đình. ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của con cái lứa tuổi đầu thanh niên vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.
Kết cấu đề tài là:
Chương 1:Cơ sở lý luận của Đề tài
Chương 2:Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3:Kết quả nghiên cứu thực tiễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 3827
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 243
👁 Lượt xem: 1196
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1043
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2090
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 921
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 1532
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 196
👁 Lượt xem: 1727
⬇ Lượt tải: 19