Mã tài liệu: 127688
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Thực tế đã chứng minh sự giàu có, thịnh vương của một quốc gia, dân tộc không phải được tạo ra nhờ đặc ân của Thượng đế ban tặng với rừng vàng, biển bạc mà chính là nhờ đôi bàn tay, khối óc của con người. Đúng như nhà văn người Nga, M.Gorki đã nói: “Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chỗ có nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ - sức mạnh của một dân tộc không nằm trong vật chất mà nằm trong năng lượng (trí tuệ)”.[3;tr.2]. Như vậy trí tuệ của con người là tiềm năng quan trọng nhất cần được khai thác và sử dụng để phục vụ cho sự phát triển của quốc gia và cả nhân loại.
Năm 1967, mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ của Guilford ra đời đã kết luận trí tuệ của con người bao gồm hai thành phần cơ bản là thông minh và sáng tạo. Đồng thời sáng tạo có vai trò quan trọng hơn trí thông minh đối với sự thành bại của hoạt động [28;tr.3]. Các nhà khoa học Mỹ cũng khẳng định: “Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ của khoa học mà còn đến toàn bộ xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” [23;tr.2,45]. Sự kiện này một lần nữa tạo động lực to lớn cho việc nghiên cứu về trí tuệ, đặc biệt là tính sáng tạo.
Ý thức được tầm quan trọng của sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước, Mỹ đã nghiên cứu và vận dụng thành quả trong nghiên cứu sáng tạo vào giáo dục nhằm phát triển trí sáng tạo của học sinh. Ở châu Á, Hàn Quốc chủ trương giáo dục cho thế hệ trẻ sáng tạo hơn là bắt chước. Tư tưởng giáo dục của Nhật là hướng tới cuộc sống sáng tạo. Tuy nhiên, trong nhà trường Việt Nam, việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tính sáng tạo của học sinh chưa thực sự thực hiện đúng theo tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước thể hiện trong nghị quyết TW2 (khoá VIII) “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, năng lực sáng tạo…” và điều 5 trong luật giáo dục ban hành năm 1998: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh…”[13;tr.9].
Kết cấu của đề tài:
chương 1:cơ sở lý luận của đề tài
chương 2:tổ chức và phương pháp nghiên cứu
chương 3:mức độ sáng tạo của sinh viên họa - nhạc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 1076
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 2165
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1008
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 1099
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1163
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 1832
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 4129
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16