Mã tài liệu: 88533
Số trang: 124
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,859 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Hứng thú là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn là lĩnh vực hấp dẫn người nghiên cứu, vì hứng thú là một trong những động lực quan trọng của hoạt động học tập của con người.
Hứng thú là thể hiện xúc cảm ở con người khi nhu cầu được đáp ứng. Do đó việc thoả mãn các hứng thú sẽ thúc đẩy lấp các lỗ hổng trong kiến thức, làm cho sự định hướng tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với cá nhân trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Nói cách khác, hứng thú là một cơ chế thúc đẩy thường xuyên đối với sự nhận thức.
Tác dụng của hứng thú được thể hiện rõ trong hoạt động học tập vì đây là loại hoạt động căng thẳng, kéo dài và huy động toàn bộ các chức năng tâm lý của cá nhân. Nếu không có hứng thú, hoạt động học tập sẽ trở nên căng thẳng, kém hiệu quả. Khi có hứng thú, hoạt động học tập sẽ nhẹ nhàng và sinh động, làm cho sinh viên chăm chỉ học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tập tốt hơn.
Hứng thú còn thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập.
Chính vì thế, chúng ta thấy rằng hứng thú học tập có vai trò rất quan trọng đối với quá trình nhận thức của người học, nó ảnh hưởng to lớn đến kết quả học tập của họ. Do vậy, việc giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Đại học và Trung học chuyên nghiệp nói riêng phải làm sao gây được cho người học có hứng thú với môn học ở mức cần thiết, đặc biệt trong các trường sư phạm với chức năng đào tạo đội ngũ giáo viên-người thầy cho xã hội có đủ trình độ chuyên môn vững vàng cũng như về nghiệp vụ đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, thì việc nâng cao hứng thú đối với môn học lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Ngành giáo dục ĐH THCN nói chung và các trường sư phạm nói riêng, trường Đại học sư phạm Đồng Tháp là một trường đại học của tỉnh nhà, dù mới được công nhận là trường đại học vào đầu năm 2003 của Bộ giáo dục- Đào tạo, nhưng khoa giáo dục thể chất đã đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục từ năm 1987 (khoá 11), huấn luận viên, các vận động viên…Để có thể đạt hiệu quả cao trong đào tạo, đòi hỏi giảng viên, sinh viên phải nỗ lực tích cực trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Nói cách khác, nhà trường, thầy giáo đại học và cao đẳng phải dạy cho sinh viên biết cách học, biết cách vận dụng tri thức, biết sáng tạo trong học tập và trong hành nghề. Suy cho cùng, sự nỗ lực tích cực đó gắn liền với hứng thú của họ đối với công việc, đối với học tập. Mặt khác, tính chất học tập ở các nhà trường chuyên nghiệp, sinh viên phải tích cực học tập, do vậy việc nâng cao hứng thú đối với môn học là hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho người học vượt qua được những khó khăn, mà họ gặp phải trong quá trình học tập.Tuy nhiên, trong thực tế sinh viên ở các trường đại học nói chung, các trường sư phạm nói riêng, tỏ ra chưa thật sự say sưa với môn học của mình, các em chưa tự giác trong học tập. Điều đó làm ảnh hưởng nhất định đến kết quả đào tạo của nhà trường.
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 847
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 13960
⬇ Lượt tải: 43
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1378
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 945
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1396
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 2165
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1007
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 8364
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 4129
⬇ Lượt tải: 19