Mã tài liệu: 128034
Số trang: 149
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Sư phạm ngữ văn
Cái thẩm mĩ là phương diện bản chất nhất của văn học nghệ thuật. Nó đem lại cho con người những rung động, xúc cảm mạnh mẽ tác động vào toàn bộ lý trí, tình cảm vừa có ý nghĩa cảm thụ vừa có ý nghĩa đánh giá theo quy luật của Cái Đẹp. Cái thẩm mĩ ở nhiều dạng cụ thể như: Đẹp - Xấu; Bi - Hài; Cao Cả - Thấp Hèn... Biểu hiện ở nhiều cung bậc: Xúc động thẩm mĩ, biểu tượng thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, lý tưởng thẩm mĩ, ý thức thẩm mĩ ... Trong tác phẩm nghệ thuật hình tượng thẩm mĩ là đặc trưng bản chất nhất, thể hiện sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Không có tất cả các phương diện kể trên thì không thành các hoạt động văn học nghệ thuật.
Có thể nói văn học không những tìm kiếm, phản ánh, sáng tạo Cái Đẹp mà còn rèn luyện, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ. Môn Văn trong nhà trường vừa là một khoa học vừa là một bộ môn có tính nghệ thuật. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông không thể không quan tâm đến hiệu quả thẩm mĩ. Bởi dạy học tác phẩm văn chương nếu chỉ giảng dạy khô khan lạnh lùng không có mĩ cảm, không có rung động trái tim, không có niềm say mê trước Cái Đẹp, không bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm - lí tưởng thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ cho học sinh thì không thể nói là đ• hiểu văn và dạy văn.
1.2. Những thập kỉ gần đây, các nhà giáo dục trong và ngoài nước luôn đặt vấn đề chú trọng phương diện giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trong nhà trường: viện sĩ Mikhancov đ• kêu lên rằng “Không thể giảm bớt việc dạy học văn trong nhà trường, như thế chỉ có nghĩa làm giảm nhẹ việc giáo dục nhân văn cho học sinh”, nhà thơ Môsiep ở Nga phản đối khuynh hướng “phi nhân văn hóa”... nhiều nhà giáo Việt Nam như cố giáo sư Nguyễn Đức Nam kêu gọi “H•y trả lại bản chất kì diệu cho bộ môn văn trong nhà trường”, cố giáo sư Nguyễn Duy Bình đặt lại vấn đề “Dạy văn dạy Cái Hay Cái Đẹp, nhà văn Chế Lan Viên mong muốn “Xanh hoá chương trình”, nhà giáo ưu tú Đặng Hiển luôn trăn trở về “Sức hấp dẫn của giờ văn” để tạo nên sự hứng thú rung động thẩm mĩ nơi tâm hồn học sinh. Đặc biệt cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đ• nhắc nhở “Dạy Cái Hay Cái Đẹp trong văn từ đó dạy bao nhiêu thứ nữa”…Tuy nhiên xu hướng thấp kém sa sút về thẩm mĩ, tình trạng học sinh chán văn, quay lưng lại với môn văn trong các giờ văn trong nhà trường hiện nay vẫn đang là nỗi lo chung của toàn x• hội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giờ học TPVC ở THPT
Chương 2: BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giờ học TPVC ở THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 2600
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 189
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1722
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 180
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 19