Mã tài liệu: 88013
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 6,562 Kb
Chuyên mục: Sư phạm địa lý
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang bước vào thời kì đổi mới, thời kì mở cửa, đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng với thế giới. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi phải có những con người: “cần phải có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá phổ thông, có hiểu biết kĩ thuật, có kĩ năng lao động cần thiết, có thẩm mỹ và có kiến thức tốt, để kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Lý luận dạy học Địa lý - Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc – NXBGD – 1993) .
Những biến đổi của xã hội đã thôi thúc các nước trên thế giới quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư và xây dựng một nền giáo dục đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sự hoà nhập và giao lưu quốc tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam từng bước được đổi mới như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Công cuộc đổi mới đã đề ra yêu cầu đổi mới hệ thống giáo dục, phải “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong đổi mới tổ chức quy trình dạy học, nâng cao chất lượng về hiệu quả giáo dục để đào tạo ra những con người tự chủ, năng động và sáng tạo…”.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên thì nhà trường phổ thông cần tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hợp lý thông qua tất cả các môn học.
Là một bộ môn văn hoá cơ bản trong nhà trường phổ thông, môn Địa lý cũng như nhiều môn học khác có khả năng phục vụ mục tiêu nói trên, trong điều kiện đang tiến hành đổi mới về nội dung môn học, về cách thức hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Mục đích của dạy học môn Địa lý hiện nay là làm cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, hiện đại của bộ môn. Đó là kiến thức về điều kiện tự nhiên, dân cư và các tổ chức sản xuất của các lãnh thổ khác nhau trên thế giới và Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, ngoài hệ thống kênh chữ thì sách giáo khoa (SGK) còn có hệ thống kênh hình, đặc biệt là hệ thống bản đồ giáo khoa (BĐGK). Như vậy hệ thống các BĐGK là một bộ phận của kiến thức.
Muốn nâng cao chất lượng dạy và học địa lý ở nhà trường phổ thông hiện nay, một trong những vấn đề cần phải quan tâm là trong quá trình giảng dạy người thầy không chỉ đơn thuần truyền thụ tri thức địa lý cho học sinh mà còn phải dạy cho học sinh nắm được những tri thức và kĩ năng bản đồ, tạo cho họ có khả năng lĩnh hội kiến thức địa lý một cách thuận lợi và chắc chắn, có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, tự tìm ra được những kiến thức mới trong quá trình học tập địa lý.
Bản đồ có vai trò rất quan trọng đối với môn địa lý trong nhà trường. N.N.Baranxki đã viết: “Bản đồ là ngôn ngữ thứ hai của địa lý, bản đồ là một trong những tiêu chuẩn của tính địa lý”. Một trong những đặc trưng quan trọng của tư duy địa lý là tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán trên lãnh thổ. Bởi vậy dạy địa lý, học địa lý mà không nêu được các đặc trưng tổng hợp, không dựa trên bản đồ thì chắc chắn không có kết quả tốt. Nhà địa lý học Liên Xô Paolôvônkin đã phát biểu: “Địa lý và bản đồ không thể tách rời nhau, không có bản đồ thì không có địa lý”.
Bản đồ là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy địa lý cho học sinh một cách độc lập, sáng tạo. Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lý kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 là rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, làm tăng hứng thú học tập của các em. Đó chính là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học địa lý theo phương pháp tích cực là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên trong thực tế các trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay thì việc sử dụng BĐGK chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Đa số các giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ coi BĐGK là phương tiện để minh hoạ các kiến thức trong bài. Việc sử dụng các loại BĐGK để khai thác kiến thức cho học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức; vì vậy việc dạy học chưa đạt được hiệu quả, chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Mặt khác, điểm nổi bật trong đổi mới chương trình dạy học lớp 11 năm nay là việc đưa vào sử dụng hệ thống SGK mới, trong đó có SGK Địa lý. So với SGK cũ,SGK Địa lý mới có ưu thế hơn hẳn về kênh hình, trong đó có hệ thống BĐGK. Do đó phương pháp dạy học cũng cần phải có sự thay đổi theo cho phù hợp, nghĩa là dạy học hướng vào người học.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bản đồ trong giảng dạy Địa lý kinh tế - xã hội thế giới
Chương II: Phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong dạy học Địa lý lớp
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1070
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 3656
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1707
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 1089
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3761
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 3192
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1017
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 21
⬇ Lượt tải: 1
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 2115
⬇ Lượt tải: 18