Mã tài liệu: 49013
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file: 225 Kb
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người DTTS có phẩm chất và năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo xây dựng ĐNCB, nhất là ĐNCB người DTTS cho vùng đồng bào dân tộc. Bởi vậy, ĐNCB người DTTS đã dần phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đồng chí cán bộ người DTTS được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng.
Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB ở vùng dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm". Đây là thực trạng chung, trong đó có tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, có diện tích 4.662 km2, gồm 11 huyện thị với tổng số dân gần 800.000 người. Có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống lâu đời: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông, Hoa. Là một tỉnh mới tách tháng 10/1991 nên Hòa Bình còn gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bên cạnh những thành tựu bước đầu, cũng còn không ít những vấn đề yếu kém, bất cập trong đó có những yếu kém về công tác phát triển ĐNCB người DTTS.
Mục tiêu Đảng ta đề ra là "Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ" trở thành nhiệm vụ bức xúc cho các vùng dân tộc, miền núi nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng. Do đó, phát triển ĐNCB người DTTS từ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí sử dụng và luân chuyển một cách có hiệu quả đội ngũ cán bộ này - là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình hiện nay.
Chương 2:Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua
Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách dân tộc dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai trò của họ ở một số vùng cụ thể.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 5769
⬇ Lượt tải: 53
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 2411
⬇ Lượt tải: 47
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 894
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 4221
⬇ Lượt tải: 54
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 1038
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16