Mã tài liệu: 35371
Số trang: 172
Định dạng: docx
Dung lượng file: 797 Kb
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Khác với các bộ môn khoa học thường học trong nhà trường, ngay từ đầu, bộ môn tiếng Việt có đầy đủ điều kiện và khả năng đặt học sinh vào tình huống nghiên cứu: giáo viên có thể cùng học sinh tìm ngữ liệu, quan sát, phân tích ngữ liệu rồi khái quát, tổng hợp nên những quy tắc, quy luật ngôn ngữ.
Học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm lí riêng trong quá trình tiếp thu kiến thức và kĩ năng mới. Khi xác định nội dung giảng dạy, áp dụng và lựa chọn phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải xuất phát từ trình độ nhận thức của học sinh, trình độ tiếng mẹ đẻ của các em. Nếu nội dung giảng dạy quá khó đối với học sinh thì bắt buộc các em phải học thuộc lòng một cách máy móc và giờ học trở nên nặng nề, buồn tẻ. Ngược lại, nếu nội dung bài học lại quá dễ không đòi hỏi sự nỗ lực của học sinh thì các em sẽ chủ quan, không chịu suy nghĩ và giảm hứng thú học tập. Tuân theo nguyên tắc này, người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nắm chắc trình độ tiếng Việt của các em để chuẩn bị và tiến hành giờ dạy sao cho các em đủ khả năng và hứng thú tiếp thu kiến thức.
Như vậy, nội dung, kế hoạch và đặc biệt là phương pháp dạy học phải được xây dựng trên cơ sở đặc điểm trình độ của học sinh. Cùng một nội dung dạy học nhưng học sinh ở các trình độ khác nhau đòi hỏi cách tổ chức, hướng dẫn khác nhau. Cùng một đề bài, học sinh khá giỏi có thể thực hiện dễ dàng nhưng học sinh trung bình, yếu lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong cùng một lớp, một giờ dạy, nếu người dạy chỉ quan tâm đến học sinh khá giỏi thì số học sinh trung bình, yếu sẽ rơi vào tình trạng phải chấp nhận đáp án một cách thụ động.Bởi vậy, người dạy cần phải quan tâm đến trình độ học sinh để có yêu cầu nâng cao hoặc các bài tập giảm khó, hướng dẫn gợi mở giúp tất cả các em đều tự làm được các bài tập, đều được phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt.
Năm học 2006- 2007 sách giáo khoa Tiếng Việt 5 chính thức được triển khai dạy trên toàn quốc. Cùng với phân môn Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn là một trong những phân môn có nhiều điểm khác biệt so với sách giáo khoa cũ. Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn trong chương trình mới ở Tiểu học, so với các phân môn khác là rất khó. Cái khó không chỉ bắt nguồn từ sự mới mẻ về hệ thống kiến thức và kĩ năng làm văn mà còn vì đây là phân môn tổng hợp của các kiến thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn cho học sinh kĩ năng tiếp nhận và sản sinh ngôn bản dưới dạng nói và viết để sử dụng trong học tập và giao tiếp.
Tập làm văn là quá trình m• hóa nội dung mang tính tinh thần ngôn bản, mang tính vật chất để truyền thông tin đến cho người nhận. Kết quả của việc m• hóa này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vốn sống, sự hiểu biết, vốn ngôn từ,…. của người viết, người nói. Nhưng đây chưa phải là cái đích cuối cùng của việc dạy Tập làm văn, mà dạy Tập làm văn phải giúp học sinh biết cách trình bày, thể hiện tư tưởng, tình cảm, mong muốn của mình đối với người khác, để tác động đến họ, để thay đổi nhận thức, tình cảm và hành động theo hướng mà người viết mong muốn. Vậy làm thế nào để cho học sinh ở mọi trình độ khác nhau trong cùng một môi trường học tập đều đạt được cái đích đó đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy việc dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5 đặc biệt dạy cho học sinh trung bình, yếu gặp rất nhiều khó khăn. Cái khó bắt nguồn từ sự mới mẻ của hệ thống kiến thức, kĩ năng làm văn được triển khai trong sách giáo khoa; ngoài ra khi dạy giáo viên còn gặp rất nhiều lúng túng trong phương pháp dạy học, giáo viên chưa thể quan tâm hết đến tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Bởi vậy, không ít học sinh không tự trả lời được các câu hỏi, không tự làm được bài tập mà chủ yếu là ngồi nghe các bạn khá giỏi trả lời câu hỏi, đọc đoạn văn của mình trong giờ hay thậm chí các em chỉ việc chép đáp án đúng. Để tất cả mọi học sinh đều được quan tâm, phát triển như nhau trong giờ Tập làm văn thì không thể áp dụng một cách dạy chung, một giáo án thiết kế chung trong sách giáo viên.
kết cấu bài làm bao gồm:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp trình độ của học sinh.
Chương II: Một số bài tập và giáo án tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp trình độ học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1227
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1980
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1446
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2152
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1903
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 1126
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 1520
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3950
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 1844
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 967
⬇ Lượt tải: 23