Mã tài liệu: 130362
Số trang: 158
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Những thành tựu của tâm lí học hiện đại đã khẳng định ở mỗi độ tuổi, ở mỗi vùng, miền học sinh có những đặc điểm tâm lí tiếp nhận riêng, có năng lực ngôn ngữ riêng, có trình độ tiếng mẹ đẻ riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, tài liệu dịch, tập 1, NXB Giáo dục, H., 1989 các tác giả cũng rất quan tâm đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh. “Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tiếng, một yêu cầu đang đặt ra một cách cấp thiết trong lí luận và thực tiễn giảng dạy”. Khác với các bộ môn khoa học thường học trong nhà trường, ngay từ đầu, bộ môn tiếng Việt có đầy đủ điều kiện và khả năng đặt học sinh vào tình huống nghiên cứu: giáo viên có thể cùng học sinh tìm ngữ liệu, quan sát, phân tích ngữ liệu rồi khái quát, tổng hợp nên những quy tắc, quy luật ngôn ngữ.
Theo GS.TS Lê A
Có thể quan niệm: nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh. Nguyên tắc này lưu ý các nhà phương pháp, các nhà giáo cần phải điều tra nắm vững khả năng ngôn ngữ của học sinh theo từng độ tuổi, từng địa phương để trên cơ sở đó mà xác định nội dung và phương pháp dạy học thích hợp.
Học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm lí riêng trong quá trình tiếp thu kiến thức và kĩ năng mới. Khi xác định nội dung giảng dạy, áp dụng và lựa chọn phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải xuất phát từ trình độ nhận thức của học sinh, trình độ tiếng mẹ đẻ của các em. Nếu nội dung giảng dạy quá khó đối với học sinh thì bắt buộc các em phải học thuộc lòng một cách máy móc và giờ học trở nên nặng nề, buồn tẻ. Ngược lại, nếu nội dung bài học lại quá dễ không đòi hỏi sự nỗ lực của học sinh thì các em sẽ chủ quan, không chịu suy nghĩ và giảm hứng thú học tập. Tuân theo nguyên tắc này, người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nắm chắc trình độ tiếng Việt của các em để chuẩn bị và tiến hành giờ dạy sao cho các em đủ khả năng và hứng thú tiếp thu kiến thức.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học Tập làm văn lớp
Chương II: Một số bài tập và giáo án tổ chức dạy học Tập làm văn lớp
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1228
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1980
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1446
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2152
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1903
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 1126
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 1521
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3950
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 16