Mã tài liệu: 25025
Số trang: 1
Định dạng: docx
Dung lượng file: 27 Kb
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế toàn cầu hoá là một trong những mục tiêu quan trọng nhất.
Đại hội Đảng khóa VIII đ• khẳng định những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người , chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mọi quốc gia…Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam, không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng x• hội mới, là mục tiêu của CNXH.
Mục tiêu của ngành giáo dục trong giai đoạn mới cũng không tách rời mục tiêu của Đảng, và sự đổi mới trong giáo dục chính là góp phần đào tạo con người theo mục tiêu đó.
Ngày nay với sự phát triển như vũ b•o của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính chỉ sau 7 năm, khối lượng tri thức đ• tăng gấp đôi. Không những thông tin ngày càng nhiều mà cách tiếp cận thông tin của con người ngày càng dễ dàng hơn, nhanh hơn.
Tình hình nói trên buộc phải xem xét lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là các kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy học tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lý các thông tin, biết vận dụng kiến thức đ• học vào các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Mỗi ngày trên toàn thế giới có tới 2000 cuốn sách được xuất bản, điều này cho thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và SGK gồm nhiều môn học, phân môn riêng rẽ, biệt lập với nhau.
Theo tư tưởng của định hướng đổi mới: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức nội dung chương trình SGK và lựa chọn các phương pháp dạy học- thì môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng cũng không xa rời xu thế đổi mới chung đó.
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, nó góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục đ• đề ra trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Bộ môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt với tư cách là công cụ để giao tiếp và tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và năng lực hoạt động ngôn ngữ, qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con người.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có những cơ sở để thực hiện tích hợp một cách thuận lợi bởi lẽ các phân môn của môn học này đều là các phát ngôn hoàn chỉnh làm nên đơn vị hiểu được trong giao tiếp. Việc tích hợp của các phân môn Tiếng Việt ở các kiến thức và các kĩ năng có liên quan đến nhau nhằm phát huy hết lợi thế của các phân môn, tiết kiệm thời gian học cũng như tránh bị trùng lặp giữa các nội dung.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1901
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 1126
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 966
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 1844
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1227
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1980
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1446
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 1520
⬇ Lượt tải: 25