Mã tài liệu: 129436
Số trang: 116
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học….áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Thế nhưng, muốn có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo thì cần phải có năng lực tư duy lôgic. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định bởi những lợi ích mà nó mang lại. Song trong thực tế, việc bồi dưỡng tư duy lôgic ở trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng chưa đáp được yêu cầu của Đảng đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục, cũng như những đòi hỏi của xã hội.
Môn toán ở Tiểu học, cũng như việc dạy các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính không chỉ đơn thuần rèn kỹ năng tính toán, giải toán,. mà quan trọng hơn là nhằm phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận cho học sinh. Hình thành phương pháp suy luận không những nâng cao năng lực suy nghĩ cho các em, mà còn là phương tiện để giáo viện truyền thụ kiến thức mới nhằm hình thành, rèn dũa các kỹ năng khác cho học sinh “Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo phải dạy học sinh những nguyên lý cơ bản, toàn diện về mặt đức dục, trí dục, mỹ dục đồng thời tạo điều kiện cho các em phát triển óc thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện óc thông minh và sức suy nghĩ.”[7;137].
Nhưng thực tế trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính, chúng ta chỉ mới chú trọng đến việc giúp học sinh nắm vững các quy tắc, tính chất mà chưa coi trọng đúng mức đến cách thức hoạt động của thầy, trò trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ấy. Chính điều này đã dẫn đến một mặt không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, mặt khác không phát triển được tư duy lô gíc cho học sinh.
Mặc dù phép suy luận quy nạp (đặc biệt là quy nạp không hoàn toàn) không đáng tin cậy song trong việc dạy toán ở tiểu học, phép quy nạp không hoàn toàn đóng vai trò rất quan trọng. Vì học sinh tiểu học còn nhỏ, vốn sống còn hạn chế, tư duy trừu tượng chưa phát triển, các vấn giảng dạy đều phải thông qua thực nghiệm, nên đây là phương pháp chủ yếu, đơn giản nhất, dễ hiểu nhất đối với học sinh. Mặc dù nó chưa cho phép chúng ta chứng minh được chân lý mới nhưng cũng giúp chúng ta đưa các em thật đến gần chân lý ấy; giúp giải thích ở mức độ nào đó các kiến thức mới, tránh được tình trạng bắt buộc phải thừa nhận kiến thức mới một cách hình thức, hời hợt.
Đứng trước thực tiễn đó, để nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung; các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính ở lớp 4 nói riêng nhằm rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.”
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số giải pháp rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 3045
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 1313
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 3920
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 6942
⬇ Lượt tải: 50
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 1386
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1227
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1980
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1446
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 2946
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3949
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 5768
⬇ Lượt tải: 53
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1043
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 12