Mã tài liệu: 258940
Số trang: 107
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,053 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh và bền vững nhất đối với mỗi quốc gia, dân tộc, đó là sự chú trọng hàng đầu của chính phủ công tác đổi mới hệ thống GD-ĐT, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Việt Nam từ một nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với tốc độ CNH-HĐH diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn quốc, Đảng và nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển GD-ĐT, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 khoá VIII của Ban chấp hành TW Đảng đã ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước”.
Cùng với lịch sử phát triển của ngành giáo dục, việc nâng cao chất lượng dạy học luôn được coi là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên, quan trọng nhất của các nhà trường, đây chính là điều kiện để mô hình của các nhà trường tồn tại và phát triển. Thực chất công tác quản lý của nhà trường và quản lý hoat động dạy học là công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục qua từng giờ dạy, qua mỗi học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo .
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS nói chung, thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Tam Đảo nói riêng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THCS Huyện Tam Đảo, góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở
3.2. Điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục.
Áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được đề xuất sẽ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT các trường THCS của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề tài tập trung khảo sát công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm trở lại đây.
- Các biện pháp được xác định theo hướng Đề án phát triển GD-ĐT của Huyện ủy Tam Đảo đến năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo; các tài liệu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương phát quan sát.
b. Phương pháp điều tra bằng phiếu
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
e. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
g. Phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1057
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 18