Mã tài liệu: 226379
Số trang: 72
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,656 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Đặt vấn đề[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Cúm gà (avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loài chim, kể cả gia cầm và thuỷ cầm, do các subtype khác nhau thuộc nhóm virus cúm A gây nên. Do có sức đề kháng tự nhiên tốt nên một số loài chim mang virus gây bệnh, nhưng không có biểu hiện của bệnh. Đây là mối nguy hiểm lan truyền bệnh cho các loài gia cầm khác. Ngoài ra, chúng còn là nơi cung cấp nguồn tàng trữ biến đổi nguồn gen tạo nên các subtype mới. Các subtype virus cúm A gây bệnh trên người đều có nguồn gốc tiến hoá biến thể và biến chủng từ động vật và sau khi thích ứng trên người thì gây bệnh, trước đây đã tạo nên những vụ dịch thảm khốc, rồi biến mất sau một thời gian lại tái hiện và gây nên đại dịch mới. Năm 2004 các đại dịch cúm gia cầm tại các nước châu Á (bao gồm dịch do H5N1 gây ra tại Trung Quốc, Nhật, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Campuchia và Lào; do H7N3 (Pakistan); do H5N2 ( Đài Loan) đã gây thiệt hại hàng trăm triệu gia cầm, làm chết hàng chục người ở Việt Nam và tại Thái Lan. Chủng H5N1 điển hình ở châu Á có tính kháng nguyên và di truyền giống với chủng A/Vietnam/1203/04. [[URL="/newthread.php?f=177#_ENREF_1"]1]
[FONT=Times New Roman]Để phòng chống sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch cúm gia cầm, hàng năm Việt Nam cần một lượng vaccine rất lớn để tiêm chủng cho hàng trăm triệu con gà vịt. Ngoài những công nghệ sẵn có Việt Nam đang tìm kiếm những công nghệ sản xuất vaccine có ý nghĩa kinh tế, an toàn và hiệu quả cao. Vaccine ăn được có nguồn gốc từ thực vật sẽ là nguồn vaccine đáp ứng được các tiêu điểm đó và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngành thú y và được xem là hướng đi phù hợp với những nước đang phát triển vì mục đích chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]Chuyển gen mã hóa các vaccine tái tổ hợp vào thực vật cụ thể là vào các cây trồng là nguồn thức ăn chính cho con người, động vật nuôi là một trong những hướng đi chính hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, một xu hướng cũng được bắt đầu quan tâm nghiên cứu và ứng dụng là sử dụng hệ thống nuôi cấy sinh khối tế bào để sản xuất các dược phẩm sinh học tái tổ hợp. Do tế bào thực vật có ưu thế nuôi cấy dễ dàng, môi trường nuôi cấy đơn giản, rẻ tiền, dễ dàng sản xuất một lượng sinh khối lớn trong khoảng thời gian ngắn và quan trọng hơn cả tế bào thực vật nuôi cấy in vitro không mang các mầm bệnh cho người.
[FONT=Times New Roman]Với mục đích tạo cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất vaccine cúm A/H5N1, căn cứ vào điều kiện phòng thí nghiệm cho phép và với phương pháp khả thi, chúng tôi lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ là: “Thiết kế vector mang gen HA1 mã hóa protein bề mặt của virus H5N1 và bước đầu chuyển gen HA1 tạo các dòng rễ tơ chuyển gen ở cây thuốc lá”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1185
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16