Mã tài liệu: 223877
Số trang: 115
Định dạng: doc
Dung lượng file: 420 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
[FONT="]CHIẾN LƯỢC
[FONT="]Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
[FONT="](Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg
[FONT="]ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
[FONT="]_________
[FONT="] [FONT="]MỞ ĐẦU
file:///C:/DOCUME%7E1/ADMINI%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/02/clip_image001.gif [FONT="]
[FONT="]
[FONT="]Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
[FONT="] [FONT="]Nghề rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu ., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới hải đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và miền núi.
[FONT="]Theo quy định hiện hành về phân ngành kinh tế quốc dân, lâm nghiệp là ngành kinh tế cấp II với các nội dung hoạt động chính là gây trồng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản và một số dịch vụ lâm nghiệp.Sản phẩm cuối cùng là nguyên liệu lâm sản cung cấp cho Công nghiệp chế biến và tiêu dùng.
[FONT="]Theo các số liệu được công bố hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 1% tổng GDP quốc gia. Giá trị lâm nghiệp trong GDP theo cách thống kê hiện nay mới tính giá trị các hoạt động sản xuất chính thức theo kế hoạch, chưa tính được giá trị các lâm sản do dân khai thác, chế biến và lưu thông trên thị trường; đặc biệt khâu công nghiệp chế biến lâm sản cũng không được tính đến. Những hiệu quả rất to lớn của rừng như tác dụng phòng hộ đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gien, du lịch sinh thái v.v chưa được thống kê vào GDP của lâm nghiệp. Điều đó làm cho các cấp, các ngành và xã hội hiểu chưa đầy đủ về hiệu quả của một ngành với đối tượng quản lý là lâm nghiệp chiếm hơn 1/2 lãnh thổ, với nguồn tài nguyên rừng phong phú và có hơn 25 triệu dân sinh sống trên địa bàn. Những nhận thức không đầy đủ này có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách phát triển và đầu tư của Nhà nước cho ngành Lâm nghiệp.
[FONT="]Theo quan niệm tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO ) và phân loại của Liên hợp quốc về ngành Lâm nghiệp, đã được nhiều quốc gia thừa nhận và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, cần phải có một định nghĩa đầy đủ về ngành lâm nghiệp như sau: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
[FONT="]Trên cơ sở Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các bộ luật khác liên quan; căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong giai đoạn tới và với một quan niệm đầy đủ về ngành lâm nghiệp, cần có những điều chỉnh toàn diện về định hướng phát triển ngành để đáp ứng yêu cầu đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành. Chỉ có nhận thức đầy đủ và hành động thống nhất về vai trò, vị trí và nhu cầu của ngành thì lâm nghiệp mới có điều kiện phát triển nhanh, mạnh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân miền núi, bảo vệ môi trường và đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
[FONT="]Xuất phát từ những lý do trên, cần phải xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 tr×nh Thñ tíng ChÝnh phñ phª duyÖt, làm căn cứ định hướng cho phát triển ngành lâu dài. Chiến lược này kế thừa Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và Khung chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), có bổ sung các quan điểm, định hướng mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.
[FONT="]Nội dung của Chiến lược gồm 8 phần:
[FONT="]Phần thứ nhất: Thực trạng ngành lâm nghiệp.
[FONT="]Phần thứ hai: Bối cảnh và dự báo phát triển.
[FONT="]Phần thứ ba: Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển;
[FONT="]Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện;
[FONT="]Phần thứ năm: Các Chương trình;
[FONT="]Phần thứ sáu: Tổ chức thực hiện;
[FONT="]Phần thứ bảy: Giám sát và đánh giá;
[FONT="]Phần thứ tám: Dự tính nhu cầu vốn và các nguồn vốn
[FONT="]và phần biểu, phụ lục kèm theo Chiến lược này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1220
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 990
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 1088
⬇ Lượt tải: 16