Mã tài liệu: 231235
Số trang: 60
Định dạng: doc
Dung lượng file: 783 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Nông nghiệp (NN), nông dân (ND), nông thôn (NT) là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Hậu Giang. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN, NT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp đã chủ động xây dựng 3 xã điểm NT mới và triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nông nghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sản xuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế; các chính sách để thúc đẩy phát triển NN, NT và hỗ trợ nông dân chưa kịp thời; tiêu thụ hàng nông sản chủ lực như lúa, mía, khóm, thủy sản còn bấp bênh, công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển chậm.
Từ năm 2006 đến nay, dự án “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ được triển khai tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và một số địa bàn cấp xã đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp lập KH PT.KTXH, nhất là lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của cộng đồng. Song, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì Hậu Giang còn phải đối mặt các khó khăn như sau: (1) Thiếu lồng ghép phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm nông thôn; (2) Giải quyết lực lượng lao động nông thôn chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động, trong đó 50% cần được tập huấn; (3) Về xác định những ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ song song hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội; (4) Nhu cầu về cải thiện sinh kế nông dân nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao vị thế nông dân và tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn (5) Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của HG.
Để đóng góp giải quyết khó khăn nêu trên, Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, đặc biệt là thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 1088
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 2
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16