Mã tài liệu: 293019
Số trang: 41
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,848 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rhizoctonia solani Kuhn là một loài nấm phổ biến trong đất, có địa bàn phân bố rộng khắp thế giới. Nấm gây hại trên các giai đoạn phát triển của cây từ tiền nảy mầm đến trổ bông, tạo tán và ở tất cả các bộ phận của cây từ rễ đến trái. Nấm này là nguyên nhân gây bệnh đốm vằn trên lúa. Ngoài ra, nấm này còn là nguyên nhân gây thối hạt giống làm thối thân, thối rễ, thối trái và gây bệnh cháy lá ở rất nhiều cây trồng thuộc các họ thực vật khác nhau.
Ở nước ta, điều kiện khí hậu và tập quán canh tác rất thích hợp cho nấm Rhizoctonia solani tồn lưu, phát triển và gây bệnh. Bệnh đốm vằn hại lúa do nấm này gây ra được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, làm giảm năng suất lúa một cách nghiêm trọng ở các tỉnh phía Nam. Nấm này cũng được xem là một tác nhân quan trọng gây ra bệnh chết cây con cho bông vải thuốc là và nhiều loại rau đậu.
Hiểu biết về lịch sử đời sống của nấm gây bệnh cây là quan trọng trong việc phát triển các chiến lược thích hợp để quản lí bệnh do chúng gây ra. Nghiên cứu trên thế giới đã công bố về sự đa dạng di truyền và mối quan hệ trong và giữa các quần thể nấm R. solani từ nhiều cây trồng và nhiều vùng địa lí khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta còn rất ít.
Khả năng sử dụng các kỹ thuật phân tử để phân tích sự đa dạng di truyền giữa các dòng phân lập của nấm R. solani đã được chứng minh (Kuninaga và ctv, 1997; Matsumoto và ctv, 1996; Liu và Sinclair, 1992; O’Brien, 1994; Boysen và ctv, 1996). Các kỹ thuật như lai DNA/DNA, RFLP, RAPD, Southern blot đã phân chia các dòng phân lập R. solani thành các nhóm riêng biệt về mặt di truyền. Trong đó có kỹ thuật đọc trình tự DNA dường như cung cấp số liệu tốt nhất cho việc nhận biết về sự biến động di truyền trong và giữa các quần thể R. solani.
Từ những nhận định trên, được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, chúng tôi tiến hành đề tài :”Bước đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấm Rhizoctonia solani Kuhn”.
1.2. Mục đích
Bổ sung thêm thông tin về quần thể nấm R. solani ở nước ta làm cơ sở cho việc phát triển các chương trình lai tạo thích hợp cho các vùng sinh thái riêng biệt.
1.3. Yêu cầu
Thu thập các mẫu thực vật bệnh ở nhiều tỉnh và phân lập nấm R. solani.
Nuôi cấy sinh khối các dòng nấm đã phân lập được.
Li trích DNA các dòng nấm trên.
Tiến hành phản ứng PCR với DNA vừa li trích trên vùng ITS của rDNA sử
dụng hai mồi (primer) ITS4 và ITS5.
Đọc trình tự vùng rDNA – ITS với hai primer ITS1 và ITS4.
1.4. Giới hạn đề tài
Việc đọc trình tự vùng rDNA – ITS của nấm R. solani chỉ được thực hiện trên 2 dòng nấm đại diện.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.Kết luận
Cải thiện được qui trình li trích DNA của nấm R. solani bằng cách thêm một khâu khử protein. DNA tổng số thu được có thể sử dụng cho phản ứng PCR mà không cần xử lí RNase.
Chọn được thành phần phản ứng PCR để khuếch đại thành công vùng
rDNA-ITS của nấm R. solani.
Bước đầu đã đọc được trình tự vùng rDNA-ITS của nấm R. solani .
5.2.Đề nghị
Hoàn thiện qui trình đọc trình tự để có kết quả đọc trình tự tốt hơn.
Đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nhiều dòng nấm để có thể đánh giá sự đa
dạng di truyền của quần thể nấm này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 914
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 880
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16