Mã tài liệu: 233703
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 99 Kb
Chuyên mục: Luật
I. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam
1. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng
2. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng
II. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam
1. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng
2. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng
Mở đầu
Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba (gọi chung là dẫn chiếu) là hiện tượng trong đó pháp luật nước ngoài, đã được chỉ định bởi quy phạm xung đột của pháp luật Tòa án để chi phối một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khước từ quyền chi phối quan hệ này và dẫn ngược trở lại pháp luật Tòa án hay pháp luật nước thứ ba. Trong Tư pháp quốc tế các nước, việc điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu không thống nhất: Một số nước không chấp nhận dẫn chiếu như Kê-béc (Canada) , Ý (trước ngày 31 tháng 5 năm 1995), Bắc Âu, Hy Lạp (BLDS năm 1940), Hà Lan, Brazin (BLDS năm 1942), Ai Cập (BLDS năm 1948), Siry (BLDS năm 1949) v.v ; song một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức (BLDS năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (BLDS năm 1898), Thụy Điển v.v
Đối với những nước chấp nhận dẫn chiếu, nguyên tắc thừa nhận dẫn chiếu không hoàn toàn tuyệt đối mà có những ngoại lệ, nhất là trong lĩnh vực hợp đồng. Ví dụ, theo Tòa án tối cao Pháp và theo Tư pháp quốc tế Đức , Ý , Anh, Thụy Sĩ, Na Uy dẫn chiếu không được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng. Tương tự, theo Điều 15 Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980 về quy phạm xung đột thống nhất trong lĩnh vực hợp đồng đối với một số nước châu Âu và Điều 2 Công ước La Hay ngày 7 tháng 6 năm 1995 về hợp đồng mua bán quốc tế động sản, dẫn chiếu cũng không được chấp nhận.
Ở Việt Nam, dẫn chiếu được chấp nhận trong khoản 3, Điều 827 BLDS 1995 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 60/CP ngày 6 tháng 6 năm 1997 . Nhưng khác với những nước nêu trên, không một văn bản nào hiện nay ở Việt Nam phủ nhận dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng. Tương tự, dự thảo sửa đổi BLDS có nhiều bổ sung nhưng cũng không đề cập đến vấn đề này . Sự khác nhau giữa pháp luật nước ta và pháp luật một số nước nêu trên làm phát sinh câu hỏi: Chúng ta có nên bổ sung, bên cạnh nguyên tắc thừa nhận dẫn chiếu, một ngoại lệ trong lĩnh vực hợp đồng hay không? Trả lời câu hỏi này là nội dung của bài viết . Trước khi kiến nghị cụ thể việc điều chỉnh dẫn chiếu trong Tư pháp quốc tế Việt Nam liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài (II), chúng tôi xin trình bày hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ở Việt Nam trong lĩnh vực này (I)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1052
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2507
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 1143
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 225
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1048
⬇ Lượt tải: 19