Mã tài liệu: 233671
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 96 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Tư pháp quốc tế là một “ngành luật điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài về tư pháp như dân sự, hôn nhân gia đình, lao động hoặc có khách thể là vật tồn tại ở nước ngoài” (1). Nghiên cứu Tư pháp quốc tế là nghiên cứu các quy phạm pháp quy điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ở Việt Nam cũng như ở Pháp, một số quy phạm pháp luật này tồn tại trong Công ước quốc tế hay Hiệp định tương trợ tư pháp mà Chính phủ Pháp hay Chính phủ Việt Nam tham gia. Ví dụ ở Pháp một số quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tồn tại trong Công ước Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1980 hay Công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; ở Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy một số quy phạm của Tư pháp quốc tế trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), với Liên Xô (cũ), với Tiệp Khắc (cũ), với Cu Ba, với Hunggari, với Bungari, v.v
2. Bên cạnh những quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các nguồn quốc tế trên, chúng ta còn thấy trong Tư pháp quốc tế Pháp và Việt Nam một số quy phạm pháp luật phát sinh từ những nguồn quốc nội như Bộ luật Dân sự, các Luật hay Nghị định. Ví dụ ở Pháp chúng ta thấy một số quy phạm trong Bộ luật Dân sự Napolêon năm 1804 như Điều 3, Điều 14 và Điều 15 và ở Việt Nam chúng ta thấy một số quy phạm trong phần bảy Bộ luật Dân sự hay trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 v.v Ngoài những quy phạm pháp luật vừa nêu trên, chúng ta còn thấy tồn tại một loại quy phạm khá đặc biệt với những đặc thù riêng, đó là những quy phạm pháp luật được thiết lập bởi Tòa án tối cao mà chúng tôi xin đề cập ở đây. Trong bài viết này trước khi trao đổi với bạn đọc một số quan điểm liên quan đến giá trị pháp lý của quy phạm pháp quy được xây dựng bởi Tòa án tối cao để điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (II), chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những kỹ thuật mà Tòa án tối cao Pháp và Tòa án tối cao Việt Nam sử dụng khi thiết lập các quy phạm loại này(I).
I. Những kỹ thuật xây dựng quy phạm hướng dẫn do Tòa án sử dụng trong Tư pháp quốc tế Pháp và Việt Nam
Nghiên cứu tổng quát Tư pháp quốc tế Pháp và Việt Nam chúng ta thấy tồn tại hai kỹ thuật phổ biến mà Tòa án tối cao Pháp và Tòa án tối cao Việt Nam sử dụng để xây dựng một số quy phạm pháp luật liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Tòa án Pháp cũng như Tòa án Việt Nam thiết lập một số quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế thông qua việc cụ thể hóa pháp luật (1) và thông qua việc bổ sung pháp luật(2).
1. Xây dựng quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế bởi Tòa án thông qua việc cụ thể hóa pháp luậ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1042
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16