Mã tài liệu: 229358
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 97 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình chuẩn bị thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội. Đây là văn bản trụ cột của hệ thống pháp luật lao động. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này cũng đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến việc xác định hình thức văn bản, hướng quy định và những nội dung cơ bản cần sửa đổi của Bộ luật lao động. Bài viết trên cơ sở khái quát thực trạng thi hành pháp luật lao động đã đề xuất một số phương hướng và nội dung cơ bản để tiếp tục hoàn thiện pháp luật lao động, trong đó có việc triển khai Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi).
[FONT=Times New Roman]1. Thực trạng lao động, việc làm trong hệ thống pháp luật lao động
[FONT=Times New Roman]1.1. Những kết quả đạt được
[FONT=Times New Roman]Từ 1/1/1995 - thời điểm Bộ luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực - đến nay, một môi trường pháp lý về lao động mới đã được thiết lập. Các quan hệ lao động theo hợp đồng lao động càng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các quan hệ lao động của Việt Nam (1). Nhờ có BLLĐ và sự phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng lao động hoạt động làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng (2). Các quy định của BLLĐ năm 1994 (được sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) và các văn bản pháp luật lao động hiện hành đã mang lại sức sống mới cho thị trường lao động. Chỉ riêng trong lĩnh vực thiết lập quan hệ lao động toàn cầu, Việt Nam đã có sự tích cực đáng kể với hiệu quả đáng khích lệ, nhất là trong việc tạo ra cơ chế pháp lý và các điều kiện căn bản để đưa khoảng nửa triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài và có quan hệ hợp tác lao động với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
[FONT=Times New Roman]Từ khi có BLLĐ, quan niệm về hệ thống việc làm đã có những thay đổi căn bản. Từ chỗ đeo đẳng và chạy theo nguyện vọng vào biên chế nhà nước, người lao động đã chuyển hướng sang tìm việc làm ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Từ năm 2000 đến năm 2007, tỷ lệ lao động thuộc khu vực kinh tế nhà nước tăng thêm không quá 1%, đến năm 2007 tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này đã đột ngột giảm xuống, chỉ còn 9%(3). Số lượng lao động tham gia vào hoạt động kinh tế ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 0,99% năm 2000 lên 3,49% năm 2007 (4). Điều đó có nghĩa là, càng ngày, việc áp dụng pháp luật lao động và các quy định của BLLĐ vào việc thiết lập, vận hành các quan hệ lao động, làm thuê theo sự thoả thuận tự do, tự nguyện càng chiếm ưu thế trong xã hội.
[FONT=Times New Roman]Khi số lao động tham gia làm thuê theo hợp đồng lao động tăng lên thì số lượng người dân có cơ hội tham gia vào lĩnh vực an sinh xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng tăng mạnh. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế năm 2007 đã đạt 37, 85 triệu người, trong đó số lượng tham gia bảo hiểm bắt buộc là 7, 99 triệu người. Năm 2008, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số lượng tham gia đã là trên 40 triệu người. Nếu so với số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước đó hơn 10 năm thì có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực này (5).
[FONT=Times New Roman]BLLĐ ra đời kéo theo nó hàng chục văn bản pháp luật bổ trợ và hướng dẫn thi hành (6). Các văn bản pháp luật lao động được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong những năm qua đã tạo nên một hệ thống các quy định khá dày đặc về luật lao động. Hệ thống các văn bản pháp luật này đã đóng một vai trò quan trọng góp phần vào việc định hướng chính sách, hướng dẫn hành động và thiết lập kỷ cương trên thị trường lao động cũng như trong hoạt động quản lý nhân lực, quản lý doanh nghiệp và là những căn cứ chủ yếu để áp dụng giải quyết những tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh trong lao động hơn mười năm qua (7). Có thể thấy rõ giá trị của BLLĐ và các văn bản pháp luật lao động trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động và quan hệ giữa tập thể lao động với bên sử dụng lao động. Hai sự điều chỉnh này đã tạo nên một diện mạo mới, có tính khoa học và thực tiễn cao, chi phối và ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống quan hệ lao động. Bởi vì, sự điều chỉnh đó đã xác định địa vị và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động thông qua hệ thống quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và lợi ích trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, BLLĐ và các văn bản liên quan cũng đã xác định rõ trách nhiệm xã hội của Nhà nước trong việc tham gia và bảo đảm để các tiêu chuẩn lao động được thi hành nghiêm chỉnh với mục tiêu xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà, ổn định vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (8).
TÀI LIỆU
(1) Quan hệ lao động được nói ở đây là loại quan hệ công nghiệp, được thiết lập trên cơ sở hợp đồng lao động.
(2) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ lao động tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp năm 2007 đã giảm xuống 50,2% so với 62,46% năm 2000 do lực lượng lao động xã hội tham gia mạnh vào các hoạt động phi nông nghiệp.
(3) Tỷ lệ tham gia làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước: Năm 2000: 9,31%; năm 2001: 9,34%; năm 2002: 9,49%; năm 2003: 9,95%; năm 2004: 9,88%; năm 2005: 9,50%; năm 2006: 9,11%; năm 2007: 9,0% (Nguồn: Tổng cục Thống kê).
(4) Năm 2000: 0,99%; năm 2001: 1,16%; năm 2002: 1,49%; năm 2003: 1,91%; năm 2004: 2,91%; năm 2005: 2,66%; năm 2006: 3,08%; năm 2007: 3,49% (Nguồn: Tổng cục Thống kê).
(5) Theo Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Luật Bảo hiểm xã hội thì năm 1996 cả nước có 3, 2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đến năm 2006 con số này là 6, 2 triệu người.
(6) Các luật: Dạy nghề năm 2006, Bảo hiểm xã hội năm 2006, Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 được coi như các văn bản có tính bổ trợ. Các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thịcủa các cấp từ trung ương xuống địa phương đã được xây dựng và thay thế, sửa đổi, bổ sung nhiều lần chiếm một số lượng rất lớn như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996; Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 về Thời giờ làm việc, Thời giờ nghỉ ngơi, Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 về Thoả ước lao động tập thể.
(7) Việc áp dụng pháp luật lao động vào giải quyết các cuộc đình công chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn.
(8) Lời nói đầu của BLLĐ.
(9) Theo thống kê sơ bộ, riêng ở cấp trung ương đã có trên 100 văn bản hướng dẫn thi hành.
(10) 3- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động.
(11) Điều 170a.1b: Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền phải có mặt đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên.
(12) Theo đánh giá của ông Lê Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương Bộ Lao đông -Thương binh và Xã hội thì trong năm 2007 các cuộc đình công về quyền chỉ chiếm 18,4%, trong đó đình công về lợi ích là 79,6%.
(13) Điều 175 BLLĐ (đã sửa đổi, bổ sung năm 2006).
(14) Khoản 1 Điều 153 BLLĐ (đã sửa đổi, b[FONT="]æ sung n¨m 2002)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 19