Mã tài liệu: 298595
Số trang: 44
Định dạng: rar
Dung lượng file: 816 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
Giới thiệu tóm tắt .................................................. 5
A. MÔ TẢ CUỘC KHẢO SÁT ĐIỀU TRA .............................. 6
B. CÁC PHÁT HIỆN TRONG CUỘC ĐIỀU TRA .................. 9
1. Hợp đồng lao động ........................................................ 9
2. Thỏa ước lao động tập thể .................................. 18
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..................... 20
4. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất............................ 22
5. An toàn lao động, vệ sinh lao động............................ 24
6. Lao động nữ ........................................................ 24
7. Lao động là người tàn tật........................................ 25
8. Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.............. 25
9. Bảo hiểm xã hội .................................... 26
10. Công đoàn ..................................................... 28
11. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động ................... 29
12. Các ý kiến đóng góp khác................................. 31
Phụ lục:
Phụ lục 1: Danh sách doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp ................. 44
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát điều tra qua thư.................................. 33
Phụ lục 3: Tài liệu tham khảo ......................................... 32
Phụ lục 4: Biên bản làm việc
GIỚI THIỆU TÓM TẮT
Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 có hiệu lực thi hành từ (1/1/1995) đến nay đã tạo một
hành lang pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động
(NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống
xã hội. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (2002, 2006, 2007) nhưng hiện nay BLLĐ
vẫn lộ ra những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên tham gia vào quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để Bộ luật Lao động sửa đổi đáp ứng được với các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp
với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được với yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế thì các cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản
cần có những ý kiến đóng góp có giá trị lý luận và thực tiễn trong việc tham gia xây dựng dự
thảo Bộ luật Lao động sửa đổi.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổ chức đại diện cho các doanh
nghiệp Việt Nam – đang thực hiện dự án BSPS/DANIDA/VCCI, trong đó có việc lấy ý kiến
của người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp về thực thi BLLĐ. Công ty TNHH Dịch vụ
tư vấn doanh nghiệp KBIZ được lựa chọn để thực hiện cuộc khảo sát này tại Khánh Hòa.
Mục đích chính của cuộc khảo sát là ghi nhận quan điểm và ý kiến của chủ doanh nghiệp dưới
góc độ là NSDLĐ (đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của BLLĐ) về các vấn đề liên quan
đến BLLĐ. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ làm cơ sở để VCCI báo cáo, tham mưu Chính phủ về
việc sửa đổi BLLĐ đồng thời giúp VCCI xây dựng định hướng hợp tác giữa VCCI với cộng
đồng doanh nghiệp trong tương lai.
Nhóm điều tra viên đã phỏng vấn trực tiếp:
- 16 doanh nghiệp lớn của Tỉnh,
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH),
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tỉnh,
- Công đoàn ngành Công nghiệp,
- Hội doanh nghiệp trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân đã rất nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến,
dẫn chứng những tình huống thực tế xảy ra tại doanh nghiệp để góp ý sửa đổi BLLĐ. Các vấn
đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất là chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), thời hạn của
Hợp đồng lao động (HĐLĐ), xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại trong trường hợp NLĐ đơn
phương chấm dứt HĐLĐ.
Nhóm điều tra cũng gửi bảng câu hỏi đến 500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để
lấy ý kiến nhưng kết quả chỉ nhận được 5% thư trả lời. Đây là một hạn chế rất lớn mà các cuộc
điều tra qua thư tại Khánh Hòa thường gặp phải. Mặc dù vậy, các phiếu ý kiến trả lời đã phần
nào phản ánh được quy mô và mức độ của vấn đề, đồng thời bổ sung thêm các ví dụ minh họa
thực tiễn làm rõ hơn các vấn đề phát hiện trong bước phỏng vấn trực tiếp.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp địa phương được đóng góp ý kiến xây dựng chính
sách pháp luật thông qua hình thức rất tích cực này. Những phát hiện trong cuộc điều tra có
thể chưa đề xuất được những sửa đổi cụ thể cho từng điều của BLLĐ nhưng đã ghi lại một
cách trung thực và khách quan ý kiến của doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng BLLĐ. Với ý
nghĩa như vậy, bản báo cáo này mong muốn sẽ giúp các nhà làm luật có thêm thông tin hữu
ích để đề xuất những sửa đổi cụ thể sát thực cho BLLĐ sửa đổi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16