Mã tài liệu: 256096
Số trang: 76
Định dạng: doc
Dung lượng file: 514 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lao động là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một xã hội nào bởi lao động tạo ra những giá trị và của cải cho cuộc sống. Ngày nay, vấn đề lao động và quan hệ lao động đang càng trở lên phức tạp và được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, người lao động có thể di chuyển tự do đến những quốc gia mà họ mong muốn để thoả mãn nhu cầu làm việc nếu được luật pháp cho phép. Việc người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác là hiện tượng bình thường và tương đối phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với lực lượng lao động đông đảo, hàng năm có hàng triệu lao động cần việc làm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, bổ sung thêm vào nguồn cung lao động. Còn tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, do sức ép cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không đứng vững buộc phải thu hẹp qui mô sản xuất hoặc thay đổi công nghệ, dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn người lao động bị dôi dư không có việc làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ cũng như toàn xã hội.
Trong khi đó, nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới lại đang rơi vào tình trạng thiếu lao động hoặc giá nhân công tại chỗ quá cao. Họ cần tuyển lao động là người từ các quốc gia khác sang làm việc. Từ đó phát sinh nhu cầu cung ứng sức lao động và di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đây là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ sự vận động khách quan của thị trường lao động quốc tế. Xu thế này đã thu hút sự tham gia cung ứng lao động của nhiều quốc gia đông dân và dư thừa lao động, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình chung của thế giới và xuất phát từ nhu cầu khách quan của Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề lao động và giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và cải thiện đời sống của người lao động cũng như gia đình họ, Nhà nước đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm, trong đó có hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được qui định trong mục 5ª chương XI Bộ luật lao động và các văn bản dưới luật khác. Nhưng nhìn chung các quy định này còn rất sơ sài, chưa cụ thể và còn nhiều điểm không phù hợp. Điều này đã gây nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật, gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra nhiều tranh chấp phức tạp trong quá trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 11 năm 2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007). Sau đó, hàng loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các quy định của Luật này đã được ban hành.
Cho đến nay, sau hơn hai năm thực hiện, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn bộc lộ nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như chưa thực sự thúc đẩy sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước trong lĩnh vực này.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc nghiên cứu tổng quan hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động này để tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
MỤC LỤC
Trang
[TD="colspan: 2"]LỜI NÓI ĐẦU
1
[TD="colspan: 2"]Chương 1: Tổng quan về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sự điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam
8
1.1.
Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
8
1.1.1.
Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
8
1.1.2.
Đặc điểm của hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc
14
1.1.3.
Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong bối cảnh hiện nay
16
1.2.
Một số vấn đề lý luận về pháp luật Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
21
1.2.1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
21
1.2.2.
Những nội dung cơ bản cần được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam trong quá trình đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng
24
1.3.
Lược sử quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1.3.1.
Giai đoạn trước năm 1990
27
1.3.2.
Giai đoạn từ năm 1990 đến 6/2007
27
1.3.3.
Giai đoạn từ tháng 7/2007 trở đi
29
[TD="colspan: 2"]Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực tiễn thực hiện
31
2.1.
Nội dung của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
31
2.1.1.
Các hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật hiện hành
32
2.1.2.
Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
36
2.1.3.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
37
2.1.4.
Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
38
2.1.5.
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
40
2.2.
Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
40
2.2.1.
Những ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
41
2.2.2.
Những nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
44
[TD="colspan: 2"]Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
54
3.1.
Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
54
3.2.
Các kiến nghị và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
56
3.2.1.
Các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
56
3.2.2.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
63
[TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN
69
[TD="colspan: 2"]Danh mục tài liệu tham khảo
70
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 18