Mã tài liệu: 232281
Số trang: 194
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,045 Kb
Chuyên mục: Luật
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của con người. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng. Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Luật Bảo vệ môi trường 2005[URL="/newthread.php?f=123#_ftn1"] quy định 5 điều về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Mục 2 Chương XIV, từ Điều 130 đến Điều 134)[URL="/newthread.php?f=123#_ftn2"]. Đây là một bước tiến mới về mặt lập pháp. Người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường là sự cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường. Nói khác đi, bồi thường thiệt hại môi trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế. Thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trong thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Do vậy, cần phải có thêm những nguyên cứu có tính chuyên sâu về loại trách nhiệm này, góp phần cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nước: Trong một số lĩnh vực khoa học có liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí về môi trường . cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, như: “Xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; “Bước đầu tiếp cận công tác thanh tra giải quyết đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Phả lại” do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000, "Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải quyết xung đột môi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ của Lê Thanh Bình. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun Marine Protected Area). Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề cập đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; các Báo cáo tổng kết công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi trường các địa phương, Cục bảo vệ môi trường; "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn" của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao; luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”; “Bồi thường thiệt hại về môi trường” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường .
Nước ngoài: Có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường. Các công trình này trở thành căn cứ quan trọng để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Trong số này trước tiên cần kể đến công trình “Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: Một số vấn đề về chính sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung tâm Luật Môi trường châu á- Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện; “Khuôn khổ thể chế hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại Malayxia” của Amirul arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi trường Malayxia; “Mô tả khuôn khổ hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường ở các nước thành viên ASEAN: Kinh nghiệm của Thái Lan” do Charit Tingabadh- Trung tâm kinh tế, sinh thái- Khoa kinh tế- Đại học Tổng hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện. Đặc biệt là ấn phẩm "Compendium of summaries of judicial decisions in environment related cases"[URL="/newthread.php?f=123#_ftn3"] do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam á (SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001. Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đối với bồi thường thiệt hại về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying Environmental Damage) .
3. Mục đích, nội dung và pham vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy một số chuyên đề sau đại học thuộc môn học Luật môi trường.
Phạm vi nghiên cứu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm 2 nội dung chính: Bồi thường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật gây nên và bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên. Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm thiệt hại về môi trường đối với những các chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện các hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam.
- Đánh giá một số kết quả thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Học hỏi kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích và khái quát hoá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, nghiên cứu, thu thập và kế thừa các kết quả đã có. Ngoài ra, phương pháp mô hình hoá . cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
[URL="/newthread.php?f=123#_ftnref1"][FONT=Times New Roman][FONT=Times New Roman] Được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
[URL="/newthread.php?f=123#_ftnref2"][FONT=Times New Roman] [FONT=Times New Roman] Sau đây gọi tắt là bồi thường thiệt hại về môi trường
[URL="/newthread.php?f=123#_ftnref3"][FONT=.VnTime][FONT=.VnTime] [FONT=Times New Roman]Tạm dịch là "Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 194
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 19