Mã tài liệu: 229272
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 77 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]1. Nguyên tắc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi
[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, phát triển trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành
[FONT=Times New Roman]Luật Các tổ chức tín dụng (Luật CTCTD) hiện hành có nhiều quy định tốt, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thành lập tổ chức tín dụng (TCTD), cơ cấu tổ chức của TCTD, các hoạt động chính như huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các quy định về kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý TCTD Vì vậy, khi xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi cần tiếp tục kế thừa các quy định nói trên nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hợp lý của Luật CTCTD trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập và cải cách toàn diện hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
[FONT=Times New Roman]Thứ hai, đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết và có khả năng áp dụng trực tiếp của Luật
[FONT=Times New Roman]Điểm yếu nhất của một số đạo luật được ban hành trong nhiều năm qua ở Việt Nam là nhiều quy định không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, không cụ thể nên không có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống mà vẫn phải “chờ” nghị định quy định chi tiết và thông tư hướng dẫn thi hành. Điều này khiến cho các đạo luật mang tính chất là “luật khung”, chỉ thể hiện các quy định mang tính nguyên tắc và không thể áp dụng trực tiếp để giải quyết các vấn đề khúc mắc đặt ra trong thực tiễn.
[FONT=Times New Roman]Vì lẽ đó, khi xây dựng Luật CTCTD (sửa đổi) cần đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết của các quy định, trên cơ sở đó nhằm nâng cao tính thực thi của luật trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
[FONT=Times New Roman]Thứ ba, đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các tổ chức tín dụng và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có sử dụng dịch vụ ngân hàng của tổ chức tín dụng
[FONT=Times New Roman]Không thể phủ nhận rằng hệ thống pháp luật nói chung và Luật CTCTD nói riêng có tác động trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các TCTD và lợi ích của khách hàng của TCTD. Các lợi ích này đều phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và có hiệu quả, trong đó có Luật CTCTD. Đặc biệt, đối với những quan hệ pháp lý mà một bên tham gia có vị thế “yếu” hơn và có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi của bên kia hoặc của người thứ ba thì pháp luật phải có những quy định nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này. Ví dụ: pháp luật cần tăng cường các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong quan hệ nhận tiền gửi, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong quan hệ cấp tín dụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ trong quan hệ cung ứng dịch vụ ngân hàng
[FONT=Times New Roman]Thứ tư, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của mọi loại hình TCTD thuộc các hình thức sở hữu khác nhau được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
[FONT=Times New Roman]Trong xã hội hiện đại, quyền bình đẳng về phương diện pháp luật giữa con người với con người, giữa các doanh nghiệp với nhau cần phải được tôn trọng và bảo vệ tối đa. Trong lĩnh vực ngân hàng, đây chính là nền tảng, là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD, vì nếu các TCTD bị phân biệt đối xử thì giữa họ không có môi trường cạnh tranh thực sự công bằng, do đó không thể đánh giá một cách khách quan, chính xác về năng lực thực sự của các loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có hiệu quả và còn bao che, dung túng cho các doanh nghiệp yếu kém và kinh doanh thua lỗ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1336
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16