Mã tài liệu: 235078
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 123 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Lịch sử hình thành chế định trách nhiệm sản phẩm
2. Khái niệm và bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm
2.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm sản phẩm
2.2. Bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm
2.3. Phân biệt các chế định đặc thù về bảo vệ người tiêu dùng và chế định trách nhiệm sản phẩm
3. Các cơ sở và chức năng của chế định trách nhiệm sản phẩm
1. Lịch sử hình thành chế định trách nhiệm sản phẩm
Trong quá trình hoàn thiện các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, chế định trách nhiệm sản phẩm đã ra đời như một sự tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng một cách đầy đủ và hữu hiệu hơn. Chế định pháp luật này được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ và sau đó được tiếp nhận bởi các quốc gia ở Châu Âu (ở cấp độ Liên minh Châu Âu và quốc gia thuộc Liên minh), ở Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các quốc gia ASEAN). Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đã được phát triển để thúc đẩy sự an toàn và bồi thường thích đáng trong các trường hợp một bên bị thương tích hoặc tổn thất từ việc sử dụng sản phẩm. Các nguyên tắc được áp dụng để đạt được mục tiêu này được sử dụng khá linh hoạt, được phát triển để cân bằng lợi ích của người sản xuất và người cung ứng với việc bảo vệ quyền lợi cho những người có thể bị ảnh hưởng từ việc sử dụng sản phẩm của họ. Từ một quan điểm và chính sách, pháp luật trách nhiệm sản phẩm đề cao trách nhiệm đưa ra những lợi ích để tích luỹ cho sự phát triển của xã hội, sản xuất, mua bán và sử dụng các sản phẩm bằng cách tạo ra các ưu đãi để sản xuất những sản phẩm không có khuyết tật hoặc đưa ra những cảnh báo phù hợp về bất kỳ sự nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng sản phẩm. Nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc tăng nguy cơ và mức độ trách nhiệm tiểm ẩn của những sản phẩm trên thị trường đó là việc tăng tính phức tạp của sản phẩm, các quy định của chính phủ can thiệp rộng hơn với những thủ tục được ban hành mới
Ở góc độ lịch sử, quá trình hình thành của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm về căn bản được đánh đồng với quá trình suy vong của học thuyết về tính tất yếu của hợp đồng (The doctrine of Privity). Theo học thuyết về tính tất yếu của hợp đồng, không thể trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ theo hợp đồng cho bất kỳ chủ thể nào không phải là một bên của hợp đồng đó. Tính tất yếu của hợp đồng đưa đến một cách hiểu là chỉ có các bên trong quan hệ hợp đồng mới có thể kiện để yêu cầu thực thi quyền hay đòi bồi thường thiệt hại cho mình.
Với quan niệm của học thuyết tính tất yếu của hợp đồng thì một người bị thiệt hại chỉ có thể kiện một người có hành vi bất cẩn nếu người đó mà một bên trong giao dịch với người bị thiệt hại. Như vậy, nghĩa vụ của một người phải có sự cẩn trọng hợp lý chỉ xuất phát từ hợp đồng và chỉ người nào cùng tham gia quan hệ hợp đồng đó mới có thể kiện vì sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng này. Điều đó cũng có nghĩa là khi một nhà sản xuất bất cẩn bán một sản phẩm cho một người kinh doanh bán lẻ và người kinh doanh bán lẻ đó lại bán sản phẩm cho khách hàng thì người sản xuất không phải chịu trách nhiệm gì cả. Khách hàng khi đó không có bất kỳ biện pháp nào để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại vì không phải người bán lẻ mà chính nhà sản xuất mới là người gây ra thiệt hại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 216
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 19