Mã tài liệu: 229512
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Luật
Nội dung
[FONT=Times New Roman]Hoạt động của công chứng có liên quan đến quyền lực nhà nước. “Công chứng là lấy quyền công ra mà làm chứng”. Thế nhưng không nhất thiết chỉ công chứng nhà nước mới có thể nhân danh công quyền được tốt. Quản lý nhà nước tốt thì có thể giao quyền đó cho một số tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động công chứng như một loại dịch vụ công. Đây là cách làm mới ở nước ta, nhưng các nước phát triển đã thực hiện từ khá lâu việc xã hội hóa các dịch vụ công rất hiệu quả.
[FONT=Times New Roman]Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng đã chủ trương khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân” . “Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng”, “ . phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công cộng” (1).
[FONT=Times New Roman]Trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nhà nước tiếp tục cho phép xã hội hoá hoạt động công chứng. Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng gồm 8 chương, 67 điều quy định về công chứng, xác lập cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thực hiện xã hội hoá hoạt động công chứng, tạo điều kiện để công dân và tổ chức được thụ hưởng tốt nhất loại hình dịch vụ công quan trọng này.
[FONT=Times New Roman]Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xã hội hoá hoạt động công chứng được thể hiện qua các khía cạnh sau:
[FONT=Times New Roman]Một là, hoạt động công chứng là hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công, không sử dụng quyền lực công. Các công chứng viên không có quyền lực ban hành các mệnh lệnh hành chính, quyết định hành chính như các cơ quan chức năng của chính quyền. Khi hành nghề, công chứng viên hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, hành nghề khách quan, trung thực, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng. Mỗi Văn phòng công chứng hay Phòng Công chứng là những đơn vị độc lập, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tư pháp địa phương. Cần xã hội hoá hoạt động công chứng để giảm tải cho các phòng công chứng của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện để cho người dân được sử dụng loại hình dịch vụ này một cách thuận tiện.
[FONT=Times New Roman]Hai là, hoạt động công chứng được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật rất chặt chẽ và cụ thể, đó là Luật Công chứng và các nghị định hướng dẫn thi hành.
[FONT=Times New Roman]So với các văn bản pháp luật quy định về hoạt động công chứng trước đây, Luật Công chứng đã khắc phục được nhiều bất cập, hạn chế trong hoạt động này và thể hiện được chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Cụ thể:
[FONT=Times New Roman]Luật Công chứng đã tách biệt hoạt động công chứng và hoạt động chứng thực
[FONT=Times New Roman]Điểm mới căn bản so với các nghị định trước đây của Chính phủ thể hiện ở chỗ, Luật Công chứng chỉ quy định các vấn đề về công chứng, không điều chỉnh các vấn đề về chứng thực nữa. Luật đã đưa trả hoạt động chứng thực là hành vi mang tính chất hành chính về cho các cơ quan hành chính công quyền. Có thể khẳng định rằng đây là bước tiến lớn trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta.
[FONT=Times New Roman]Công chứng là hoạt động mang tính chất dịch vụ công. Đối tượng của hoạt động công chứng là các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại . Hoạt động công chứng bao gồm một loạt các thủ tục rất phức tạp kể từ khi Công chứng viên tiếp nhận ý chí của các bên giao kết hợp đồng như: xác định tư cách chủ thể của các bên, kiểm tra năng lực hành vi dân sự của chủ thể, tính tự nguyện của các bên trong giao kết hợp đồng, xác định nguồn gốc hợp pháp của đối tượng hợp đồng, kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng. Những tình tiết này là hết sức quan trọng, bảo đảm cho hợp đồng không bị vô hiệu và có ý nghĩa chứng cứ nếu sau này xảy ra tranh chấp giữa các bên cũng như với bên thứ ba. Còn hoạt động chứng thực là hành vi mang tính chất hành chính của cơ quan công quyền: chứng thực sao y giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ . Những hành vi này do pháp luật hành chính điều chỉnh. Việc tách biệt công chứng và chứng thực có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn, vừa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, vừa là điều kiện để chuyển tổ chức công chứng sang chế độ dịch vụ công và thúc đẩy xã hội hoá hoạt động công chứng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 960
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 21