Mã tài liệu: 260074
Số trang: 57
Định dạng: doc
Dung lượng file: 285 Kb
Chuyên mục: Luật
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập với nền kinh tế, văn hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong xu thế hội nhập đó phải kể đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Thực tế, trong những năm gần đây, Việt Nam – Hàn Quốc đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cùng với sự giao lưu hợp tác về kinh tế là sự gia tăng các quan hệ về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc đã và đang trở thành điểm nóng của dư luận xã hội. Theo điều tra tại Sở thống kê Hàn Quốc, trong tổng số 320.063 cuộc hôn nhân của người Hàn Quốc năm 2001 thì có 10.006 cuộc hôn nhân giữa người Hàn Quốc và người nước ngoài và đến năm 2006 thì có đến 30.208 cuộc hôn nhân với người nước ngoài trong tổng số 332.752 cuộc hôn nhân, tăng gấp khoảng ba lần. Trong đó, số cuộc hôn nhân với phụ nữ Việt Nam năm 2001 là 134 cuộc nhưng đến năm 2006 đã lên tới 10.131 cuộc, tăng 75 lần và đầu năm 2008 là 25.000 cuộc và dự kiến trong tương lai sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa . Đây được coi như một hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của pháp luật về HN&GĐ Việt Nam, góp phần tăng thêm sự hiểu biết cũng như mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt – Hàn nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hàng loạt các vấn đề nảy sinh như tình trạng buôn bán phụ nữ, núp dưới hình thức kết hôn với người nước ngoài trong đó có kết hôn với người Hàn Quốc đang diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất và quy mô hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng. Bọn tội phạm đã lợi dụng sơ hở của pháp luật trong tư vấn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để lừa nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn nghèo, trình độ học vấn thấp sau đó qua biên giới bán cho các chủ chứa, nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự, bị hành hạ dã man thậm chí còn bị chính chồng mình sát hại, trong đó có những người phải trốn về nước trong tình trạng không quốc tịch do đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa được nhập quốc tịch Hàn Quốc và rơi vào hoàn cảnh trắng tay . Tất cả những điều đó đang làm cho dư luận hết sức bức xúc bởi hậu quả mà nó để lại không chỉ là trước mắt mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và quốc tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng của tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mà đặc biệt là với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam để qua đó, đề ra những phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của hiện tượng kết hôn này, đồng thời có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ Việt Nam khi tham gia quan hệ kết hôn với người nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, của quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Hàn Quốc và giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định chon đề tài “ Một số vấn đề về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc những năm qua ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các khía cạnh của quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hồng Bắc về vấn đề “ Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam” và luận án tiến sĩ của tác giả Nông Quốc Bình về vấn đề “ Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”. Đặc biệt trong thời gian qua, trước sự bức xúc của dư luận xã hội về thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài bị xúc phạm về danh dự nhân phẩm, đã có nhiều bài viết đề cập đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến bài viết “ Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài” của tác giả Hoàng Bá Thịnh - Bộ môn xã hội học giới và gia đình, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thắng “ Thử tìm nguyên nhân vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài” đăng trên tạp chí Luật học số 6/2008. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc. Vì vậy đây là đề tài nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về vấn đề này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, phân tích những quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam; Kiến nghị những giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực của hiện tượng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài nói chung và với công dân Hàn Quốc nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn không có tham vọng đề cập tới tất cả các vấn đề liên quan đến thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài nói chung mà chỉ tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trước thực trạng gia tăng ngày càng nhiều hiện tượng này.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1. Sơ lược pháp luật điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Chương 2. Thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc và một số giải pháp nhằm hạn chế tiêu cực trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16