Mã tài liệu: 62970
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file: 842 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Trong quá trình phát triển hiện nay của nền kinh tế thế giới, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng lên một cách nhanh chóng và nó đã trở thành xu thế phát triển chung ở hầu hết các quốc gia. Đặc biệt là ngành Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp, đã và đang được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn cho GDP của nhiều nước.
Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành Du lịch phát triển, do đó số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế cũng như doanh thu du lịch tăng lên đáng kể. Nó tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh vào lĩnh vực du lịch. Tính đến 31/12/2003, theo số liệu của Tổng cục thống kê, có gần 80 nghìn doanh nghiệp kinh doanh hạch toán độc lập ( chưa kể các chi nhánh, văn phòng, sở giao dịch và các doanh nghiệp đã cấp giấy phép, có mã số thuế nhưng chưa hoạt động ) đang hoạt động trong ngành du lịch ở nước ta.
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải giải quyết tốt vấn đề thị trường. Doanh nghiệp du lịch cũng không nằm ngoài vấn đề này cho nên mối quan tâm hàng đầu của họ là khách du lịch, khách du lịch sẽ là trung tâm, là cơ sở của mọi doanh nghiệp du lịch để đề ra chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình. Mọi hoạt động phục vụ khách đều phải hướng tới mục tiêu giữ được khách và không ngừng mở rộng thị trường nhằm khai thác thị trường hiệu quả hơn luôn được các doanh nghiệp chú trọng.
Mỗi một thị trường khách khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau về văn hóa, tâm sinh lý xã hội, đặc điểm địa lý ... Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Bắc Á, và nền văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều của phật giáo... Thị trường khách du lịch Nhật Bản được xác định là thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam nói chung và một số doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Trong số đó không thể không nhắc đến Công ty Du lịch và tiếp thị Giao Thông Vận tải, với số liệu thống kê nội bộ thì gần 70% khách du lịch In bound của công ty là khách Nhật Bản. Đại diện cho công ty trên thị trường miền Bắc đó chính là chi nhánh Vietravel Hà Nội, tại đây thị trường khách Nhật cũng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên thị trường này vẫn được coi là thị trường tiềm năng mà chi nhánh cần phải tập trung nỗ lực vào khai thác trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết của em được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và một số vấn đề liên quan đến đề tài.
Chương II: Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản của chi nhánh Vietravel Hà Nội.
Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường việc khai thác thị trường khách Nhật Bản của chi nhánh Vietravel Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1114
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16