Mã tài liệu: 230073
Số trang: 51
Định dạng: doc
Dung lượng file: 336 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới luôn vận động không ngừng. Cái cũ mất đi, cái mới xuất hiện. Tuy nhiên, cái mới không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có “sự kế thừa” những cái hay, cái tiến bộ của cái cũ để làm nấc thang bước lên (trong đó “ kế” nghĩa là kết nối; “thừa” là tiếp theo - Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân). Với vai trò là hệ thống luật trên thế giới, luật quốc tế cũng có một chế định quy định về “ sự kế thừa”.
Cụ thể tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển hóa và ngày 22/8/1978 Công ước Viên về kế thừa, ngày 1/4/1978 Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia được thông qua. Sở dĩ như vậy vì vấn đề kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều quốc gia giành lại được độc lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập. Việc xác nhận một quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay không chẳng những ảnh hưởng đến riêng quốc gia mới đó mà còn có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh thế giới được coi là “phẳng” như hiện nay.
Cho đến nay, kế thừa vẫn là một vấn đề phức tạp, còn nhiều cuộc tranh luận xung quanh nó. Nhìn chung trong các bộ phận của kế thừa có ba bộ phận cơ bản: kế thừa quốc gia, kế thừa chính phủ, kế thừa của các tổ chức quốc tế.
Thứ nhất, kế thừa chính phủ là vấn đề phổ biến và có lẽ được các quốc gia nhất trí cao bởi hàng năm có rất nhiều chính phủ mới được bầu lên. Theo nguyên tắc đồng nhất và liên tục quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia, chính phủ mới hiển nhiên kế thừa quyền và nghĩa vụ của chính phủ trước đó (ngoại trừ trường hợp chính phủ mới được lập nên do cuộc cách mạng xã hội trong nội bộ quốc gia đó).
Thứ hai, vấn đề kế thừa tổ chức quốc tế. Phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển cũng như mong muốn của các quốc gia trên thế giới đặc biệt từ sau Thế chiến Đệ nhị, các tổ chức quốc tế mới thật sự phát triển và phổ biến, phát huy được vai trò của mình. Kế thừa một tổ chức quốc tế tức là chấm dứt hoạt động của tổ chức đó và ra đời một tổ chức khác với chức năng tương tự. Vì các quốc gia thành viên là những “người” lập nên tổ chức đó, định ra vai trò, chức năng của tổ chức nên việc xem xét liệu tổ chức mới có kế thừa chức năng của tổ chức cũ hay không tùy thuộc vào các quốc gia thành viên. Do đó điều dễ hiểu là “ cho đến nay trong luật pháp quốc tế chưa có quy phạm chung quy định về sự kế thừa của các tổ chức quốc tế”.
Thứ ba, vấn đề kế thừa quốc gia. Quốc gia được xem là chủ thể cơ bản của luật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn trong luật quốc tế nên sự kế thừa quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc tế cũng như quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề về kế thừa quốc gia trong luật cũng như trong thực tiễn pháp lý quốc tế; đồng thời đề cập cụ thể về kế thừa quốc gia tại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1604
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1090
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1186
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem