Mã tài liệu: 250467
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 177 Kb
Chuyên mục: Luật
Quốc tịch là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một quốc gia nào đó, cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Xác định quốc tịch của một cá nhân là vấn đề vô cùng quan trọng, từ đó cá nhân mới được hưởng những quyền và lợi ích mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Về phía Nhà nước, việc xác định quốc tịch của công dân nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, chỉ hơn một tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 53 - SL quy định vấn đề quốc tịch Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định vấn đề quốc tịch. Ngày 20/05/1998, tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, Quốc hội khoá X đã ban hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của công dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế. Hiện nay, nước ta có khoảng gần ba triệu người đang sinh sống và làm việc ở khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này, đa phần đã và sẽ nhập quốc tịch nước ngoài đề ổn định cuộc sống, làm ăn lâu dài ở nước sở tại nhưng vẫn mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam, được gắn bó với quê hương Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt nam, không ít người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam đề được hưởng những quyền và lợi ích về vật chất và tinh thần mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Vì vậy, những quy định về vấn đề quốc tịch Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm và tìm hiểu của rất nhiều người có nhu cầu, các nhà nghiên cứu .Đó cũng chính là lí do để chúng tôi lựa chọn“Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng đầu tiên của môn Luật Hiến pháp Việt Nam.
Tiếp cận đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những phương pháp đặc trưng của Khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá, lịch sử .
Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thấy cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16