Mã tài liệu: 251263
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 164 Kb
Chuyên mục: Luật
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, chế độ chính trị, cũng có tấm quan trọng đặc biệt với sự phát triển của xã hội. Hiến pháp Việt Nam cũng như hiến pháp một số nước, ghi nhận sự tác động chi phối cơ bản của nó tới nội dung các chế định khác trong hiến pháp. Vấn đề quốc tịch Việt Nam với tư cách một chế định quan trọng trong việc xác định tư cách công dân cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của chế độ chính trị nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những chính sách về quốc tịch phần nào đó thể hiện đường lối chính trị, pháp lý của pháp luật nước ta trong giai đoạn đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hình thành, vấn đề quốc tịch Việt Nam luôn có sự kế thừa và phát triển. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là một minh chứng cụ thể.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Định nghĩa về Quốc tịch
1. Khái niệm Quốc tịch là gì?
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền nhà nước nhất định.
2. Cơ sở ra đời và tồn tại của Quốc tịch.
Quốc tịch có mối quan hệ khăng khít, không tách rời với nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước quyết định sự ra đời và tồn tại của Quốc tịch và ngược lại sự ra đời và tồn tại của Quốc tịch phản ánh sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Chỉ khi thiết lập được chính quyền nhà nước, giai cấp thống trị mới ban hành pháp luật về Quốc tịch nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước của mình với các cá nhân sống trên lãnh thổ của nhà nước. Đồng thời người ta cũng chỉ có thể nói về một nhà nước khi quyền lực chính trị bao trùm lên một lãnh thổ nhất định và những cá nhân trên lãnh thổ đó.
Như vậy, khi một chính quyền nhà nước thành lập sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý – chính trị một cách tự động và trực tiếp giữa chính quyền nhà nước và các cá nhân đang sống trên lãnh thổ của chính quyền nhà nước đó. Chỉ có sự ra đời của nhà nước mới làm xuất hiện Quốc tịch, không phải luật về Quốc tịch tạo ra Quốc tịch
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18