Tìm tài liệu

Hoan thien phap luat bao chi Nhu cau buc thiet cua thuc tien

Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn

Upload bởi: moonhp2007

Mã tài liệu: 229344

Số trang: 7

Định dạng: doc

Dung lượng file: 80 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]nội dung

[FONT=Times New Roman]Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia. Đó là: tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước; chất lượng thực hiện các chính sách cao, điều tiết tốt, kịp thời; thượng tôn pháp luật; kiểm soát và chế tài tham nhũng thành công; thực hiện báo cáo giải trình tường minh trong các cơ quan công quyền và trong mọi thiết chế xã hội; giữ được ổn định chính trị, khắc phục các nguy cơ khủng hoảng, có hướng phát triển quốc gia hợp quy luật; truyền thông đại chúng phát triển lành mạnh, góp phần phát huy dân chủ, tiến bộ xã hội. Như vậy, thượng tôn pháp luật là một tiêu chí không thể thiếu để quản trị quốc gia. Các nước công nghiệp phát triển và rất nhiều nước trên thế giới đều chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống luật pháp (trong đó có Luật Báo chí). Pháp luật nước Đức quy định rằng: các bộ luật về các lĩnh vực thường có giá trị trong 07 năm, ngoài thời gian đó phải kiện toàn, hoàn chỉnh, do thực tiễn cuộc sống ngày nay biến đổi rất nhanh. Đối với nước ta, Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 đến nay đã 10 năm, vẫn còn một số điều, mục mới dừng ở mức độ nguyên tắc chung, khái lược, phù hợp với sự phát triển của báo chí thời gian đó, đến nay không còn phù hợp nữa. Thực tiễn cuộc sống và hoạt động báo chí đang đòi hỏi phải chỉnh lý, hoàn thiện lại Luật Báo chí.

[FONT=Times New Roman]1. Một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản

[FONT=Times New Roman]1.1. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện Luật Báo chí

[FONT=Times New Roman]Trước hết, xã hội Việt Nam đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với định hướng XHCN đặc thù Việt Nam, nên việc tăng cường pháp chế XHCN, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, kể cả Luật Báo chí để phù hợp với các bước tiến hiện nay và sắp tới là đòi hỏi bức thiết, khách quan. Đời sống hiện đại yêu cầu mọi hoạt động, trong đó hoạt động truyền thông đại chúng phải được chế tài bằng luật pháp rõ ràng, công minh. Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, phương tiện, hiện đại về công nghệ; công chúng ngày càng có văn hóa hơn, văn minh hơn, đông đảo hơn; tác động qua lại với các hiện tượng xã hội khác ngày càng lớn hơn; nên luật về báo chí hay về các phương tiện truyền thông đại chúng phải tương thích với với cả hệ thống luật và đời sống hiện đại. Hiện nay, nước ta là thành viên WTO, có nhiều quan hệ song phương, đa phương với đa quốc gia, đa tổ chức, đa lĩnh vực. Vì vậy, Luật Báo chí và nhiều luật khác cũng phải chỉnh sửa để dễ hội nhập.

[FONT=Times New Roman]Trong khi đó, thế giới có nhiều mặt như “phẳng” hơn, do tin học và khoa học - công nghệ có những thành tựu to lớn, giao lưu mọi mặt về khoa học, giáo dục, thông tin văn hóa, truyền thông giữa các nước nhiều hơn, phức tạp hơn. Internet, các thiết bị truyền thông di động (Mobile Communication Equipments), các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số (Personal Digital Assistants), truyền thông đa phương tiện (Multi Media) thâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội nhiều quốc gia. Một mặt, công chúng có nhiều thông tin đời sống hơn trước đây, các công dân các nền văn hóa khác nhau có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với nhau dễ dàng hơn, nhanh hơn; nhưng mặt khác, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại sự du nhập những sản phẩm phản văn hóa, phi nhân tính độc hại qua ngả đường truyền thông đại chúng và báo chí cũng đặt ra rất bức thiết.

[FONT=Times New Roman]Về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hơn 10 năm qua, đồng thời với các thành tựu to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế, truyền thông pháp luật, chống tham nhũng , các loại hình báo chí cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cần được xử lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Chính các báo, đài cũng đã và đang lên tiếng phê phán hiện tượng một số báo chí và phóng viên đưa tin thiếu trung thực, gây tổn hại về kinh tế, thương hiệu, uy tín cá nhân, tổ chức; hoặc chỉ chú trọng khuynh hướng thương mại, đi ngược lại xu hướng lành mạnh, nhân bản. Đó là hiện tượng coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí; chạy theo những thị hiếu tầm thường của một phận công chúng, khai thác quá nhiều các đề tài bạo lực, khiêu dâm, giật gân, vụ án, chuyện đời tư làm băng hoại đạo đức mà không tính đến tác hại nghiêm trọng của việc làm này. Khuynh hướng thương mại hóa còn thể hiện ở việc quảng cáo quá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không chọn lọc, nên có hình ảnh chưa phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống người Việt, vi phạm pháp luật, kích thích tâm lý sùng ngoại, xa xỉ trong công chúng (1). Vẫn còn tình trạng cửa quyền, vi phạm dân chủ, vi phạm đạo đức nghề báo và làm lộ bí mật quốc gia mà cơ quan báo chí, nhà báo cần chú ý. Liên quan đến hoạt động báo chí còn hiện tượng có cơ quan công quyền nhận thức chưa đúng về trách nhiệm thông tin cho báo chí, lảng tránh cung cấp tin; thậm chí có nơi để xảy ra việc cản trở nhà báo tác nghiệp, hành hung, thu giữ, phá phách phương tiện làm việc của nhà báo v.v

[FONT=Times New Roman] .

.

[FONT=Times New Roman]3. Kết luận

[FONT=Times New Roman]Ngày nay, khi soạn thảo Luật báo chí, Luật các phương tiện thông tin đại chúng ., các cơ quan chức năng, chuyên gia đều rất chú trọng đến những xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng trên thế giới. Đó là sự toàn cầu hóa thông tin; quan hệ hữu cơ chặt chẽ, liên thông giữa báo chí và kinh tế; xu hướng tập trung hóa và độc quyền hóa trong lĩnh vực thông tin đại chúng (Nhiều nước có các Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện); quá trình phân hóa và chuyên môn hóa (ví dụ ấn phẩm định kỳ thường mang tính chuyên ngành, sự phân hóa các báo siêu khu vực, khu vực và báo địa phương .).; xu hướng ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, Multi Media, kỹ thuật số hóa đối với các Media; xu hướng các Mass Media vừa tương thích với toàn cầu hóa, giao thoa văn hóa các nước, các khu vực vừa phải phù hợp với các cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa nước sở tại.

[FONT=Times New Roman]Đối với Việt Nam, một quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì nền báo chí cách mạng sẽ có vai trò, vị trí ngày càng to lớn. Từ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực báo chí, có thể thấy rằng: khi đề ra chính sách, pháp luật hóa các chủ trương, chính sách cần một cách nhìn hệ thống, toàn diện, xuyên suốt nhiều yếu tố. Về môi trường pháp luật, tính pháp lý, chúng ta phải căn cứ vào hệ thống văn bản quản lý, luật pháp từ khi ra đời nước Việt Nam mới (1945) đến nay, lại phải căn cứ vào thực trạng hoạt động lập pháp nước ta hiện nay và sắp tới; căn cứ hoạt động giám sát thực thi pháp luật. Về nhà báo, vẫn quy về vai trò kép là nhà báo (tác nghiệp theo Luật Báo chí) và công dân (nghĩa vụ công dân trước pháp luật). Ngoài ra, phải tính đến lực lượng làm báo gia tăng và không chỉ làm trong cơ quan báo chí nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, mà có nhiều người làm báo, làm PR ở các tổ chức truyền thông quốc tế sẽ cạnh tranh ở Việt Nam (khi các điều khoản nước thành viên WTO mở cửa cho cạnh tranh dịch vụ truyền thông có hiệu lực). Về hoạt động nghiệp vụ cần nhận thức rõ rằng: truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế, góp phần quan trọng vào việc quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người, văn hóa dân tộc đối với thế giới; đồng thời phản bác kịp thời các luận điệu sai trái từ nước ngoài. Như vậy, truyền thông đại chúng có vai trò xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu quốc gia, nâng vị thế quốc gia, tạo nên “sức mạnh mềm”, “quyền lực mềm” trong bang giao quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn có cơ chế quản lý khoa học, hiệu quả và pháp luật tương thích đối với báo chí, chắc chắn phải tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài, nhất là các nước có hoàn cảnh tương tự với nước ta.

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
  • Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực tiễn áp dụng Bộ luật lao động và hướng ...

Upload: chungkhoan_stocki

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 376
Lượt tải: 19

Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động ...

Upload: cinezon

📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 567
Lượt tải: 16

Tìm hiểu và đánh giá một số quy định của ...

Upload: hizuki3000

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 396
Lượt tải: 19

Vấn đề kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm ...

Upload: songindex

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 492
Lượt tải: 17

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo ...

Upload: buituyetlan63

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 441
Lượt tải: 16

Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc ...

Upload: law_support

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 495
Lượt tải: 16

Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của ...

Upload: sieucophieu01

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 595
Lượt tải: 18

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản ...

Upload: thanhmxdtp

📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 708
Lượt tải: 16

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phản ...

Upload: tien_cao299

📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 502
Lượt tải: 16

Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhìn từ ...

Upload: nhontrach

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 295
Lượt tải: 18

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu ...

Upload: ff44vn06

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 685
Lượt tải: 17

Hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu lực, ...

Upload: taikhoan

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 650
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức ...

Upload: moonhp2007

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 392
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Luật
Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn [FONT=Times New Roman]nội dung [FONT=Times New Roman]Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia. Đó là: tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước; chất lượng thực hiện các chính sách doc Đăng bởi
5 stars - 229344 reviews
Thông tin tài liệu 7 trang Đăng bởi: moonhp2007 - 26/09/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 26/09/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Hoàn thiện pháp luật báo chí Nhu cầu bức thiết của thực tiễn