Mã tài liệu: 256845
Số trang: 50
Định dạng: doc
Dung lượng file: 177 Kb
Chuyên mục: Luật
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định một trong các đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN hiện nay đó là “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản” . Mới đây trong Nghị quyết 49-NQ/TW thì yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và chủ trương xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp “ trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý và quyền con người ” được đề cập và nhấn mạnh một lần nữa.
Đối với việc thực hiện hai yêu cầu này thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thẩm phán Toà án nhân dân là một yếu tố không thể thiếu. Bởi lẽ muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, phát huy hiệu quả của nó thì còn cần thiết phải có một cơ quan bảo vệ pháp luật làm việc có chất lượng và hiệu quả cao. Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng mà người giữ vị trí trung tâm, đảm đương phần lớn công việc của Toà chính là Thẩm phán. Có thể thấy, Thẩm phán TAND có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện quyền Tư pháp, là người đại diện cho Nhà nước bảo vệ sự công bằng trong xã hội. Do đó, yêu cầu xác định về chất lượng hoạt động của Thẩm phán TAND là một việc làm đúng đắn.
Tình hình nghiên cứu
Ngay từ khi thành lập cho tới nay, Nhà nước ta đã chú ý tới xây dựng đội ngũ các cơ quan tư pháp. Hệ thống các văn bản điều chỉnh về chế định Thẩm phán theo thời gian ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Chính sánh của Đảng, Nhà nước và pháp luật nước ta đã tạo điều kiện cho việc chuyển hoá đội ngũ Thẩm phán. Cùng với đó, có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới Thẩm phán TAND cụ thể như việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay, chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán, phẩm chất nhân cách của người Thẩm phán
Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, mặc dù hệ thống pháp luật quy định về chế định Thẩm phán nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung tương đối đầy đủ và cụ thể song trên thực tế còn nhiều bất cập khi thực hiện các quy định của pháp luật. Yêu cầu đặt ra hiện tại là tìm được những “thiếu sót” của pháp luật để đề ra những biện pháp tháo gỡ và khắc phục. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu cuối cùng của em khi lựa chọn đề tài: “Chế định Thẩm phán Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành” không nằm ngoài việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về Thẩm phán, chỉ ra những hạn chế của pháp luật và kiến nghị hướng hoàn thiện từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Thẩm phán cho phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của triết học Mác xít là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích những vấn đề trong bài viết, tuân theo quy luật logic, tổng hợp, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn.
Kết cấu của khoá luận
Với nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu như trên, bố cục của bài luận văn bao gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những nội dung cơ bản của chế định Thẩm phán Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương 2: Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định Thẩm phán Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1 4
những nội dung cơ bản của chế định thẩm phán Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành. 4
1.1 lịch sử hình thành và phát triển của chế định thẩm phán Toà án nhân dân 4
1.1.1 Hiến pháp 1946 4
1.1.2. Hiến pháp 1959 6
1.1.3. Hiến pháp 1980 7
1.1.4. Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 8
1.2. Nội dung cơ bản của chế định thẩm phán Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành 10
1.2.1. Thẩm phán, vị trí, vai trò của người Thẩm phán 10
1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người Thẩm phán 15
1.2.3. Tiêu chuẩn và nguồn Thẩm phán 16
1.2.4. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán 18
1.2.5. Tiền lương và các chế độ phụ cấp cho Thẩm phán 20
1.2.6. Khen thưởng và kỷ luật Thẩm phán 22
Chương 2 24
Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định thẩm phán Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành 24
2.1. Thực trạng chế định thẩm phán Toà án nhân dân 24
2.1.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán 24
2.1.3. Về số lượng và chất lượng Thẩm phán 36
2.1.4. Cơ chế quản lý Nhà nước đối với Thẩm phán 42
2.1.5. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên. 43
2.2. phương hướng hoàn thiện chế định thẩm phán Toà án nhân dân 46
2.2.1. Về chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán 46
2.2.2. Cải cách chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ khác cho Thẩm phán 50
2.2.3. Đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động của Thẩm phán 52
2.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với Thẩm phán. 54
Kết luận 57
Danh mục Tài liệu tham khảo 5
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1173
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5337
⬇ Lượt tải: 33
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 18