Mã tài liệu: 229419
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 86 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]Việc tập hợp và pháp điển hoá các quy định về thi hành án dân sự hiện nay, thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thi hành án dân sự nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là một yêu cầu cấp thiết. Để đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các quy định trong Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (Dự thảo Luật THADS), chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề về mô hình thi hành án, thời hiệu thi hành án và các quy định liên quan đến thủ tục thi hành án dân sự.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Dự thảo Luật THADS
[FONT=Times New Roman]1. Mô hình thi hành án
[FONT=Times New Roman]Tham khảo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới cho thấy, ở nhiều nước, việc thi hành án do Thừa phát lại thực hiện. Chẳng hạn, ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, Nhà nước trao cho Thừa phát lại trách nhiệm thi hành các bản án dân sự do Toà án tuyên. Thừa phát lại không phải là công chức nhà nước, được hành nghề theo quy chế tự do và hưởng thù lao từ lệ phí thi hành án thu được theo tỷ lệ nhất định. ở Pháp, Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước Toà án về những sai phạm chuyên môn và chịu trách nhiệm trước các tổ chức chuyên môn của nghề hoặc trước Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng về những sai phạm kỷ luật của mình. Ngược lại, Thụy Điển, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Singapore và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây lại theo mô hình thi hành án công, tổ chức thi hành án bao gồm hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, các Chấp hành viên là công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn một số nước như Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Áo, Thuỵ Sỹ . lại theo mô hình tổ chức thi hành án bán công, việc thi hành án do viên chức thi hành án đảm nhiệm, trên nguyên tắc tự lấy thu bù đắp chi phí thi hành án.
[FONT=Times New Roman]Xét thực tiễn thi hành án ở Việt Nam dưới thời kỳ Pháp thuộc, việc thi hành án án không do cơ quan thi hành án của Nhà nước thực hiện mà do Thừa phát lại đảm nhiệm. Thừa phát lại do Nhà nước bổ nhiệm nhưng không phải là công chức nhà nước, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà được trả thù lao từ các khoản lệ phí thu được từ người được thi hành án theo một tỉ lệ nhất định. Từ năm 1950, trên cơ sở Điều 19, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng thì việc thi hành án dân sự được giao Toà án đảm nhiệm. Cho đến năm 1993, sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thi hành án ngày 21/4/1993, thì việc tổ chức thi hành án dân sự được bàn giao cho cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, các Toà án không còn đảm nhận công tác thi hành án dân sự nữa.
[FONT=Times New Roman]Sau nhiều năm áp dụng mô hình thi hành án công do các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, bên cạnh những ưu điểm, nó cũng bộc lộ những hạn chế, dẫn tới quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm, việc thi hành án bị kéo dài. Do vậy, trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Bộ Chính trị đã chỉ rõ phải “ . từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án”. Tiếp theo đó, Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định “ . làm thí điểm ở một số địa phương về chế định Thừa phát lại, từng bước xã hội hoá các hoạt động bổ trợ tư pháp”.
[FONT=Times New Roman]Hiện nay, việc xây dựng các quy định về xã hội hoá công tác thi hành án dân sự trong Dự thảo Luật THADS cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, việc tổ chức thí điểm về Thừa phát lại chưa được triển khai, nên chưa có cơ sở thực tiễn để đánh giá và áp dụng, do đó chưa nên quy định vấn đề này trong Dự thảo Luật THADS. Có ý kiến cho rằng, cần quy định nguyên tắc xã hội hoá trong Dự thảo Luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thí điểm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16