Mã tài liệu: 259263
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 52 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công.
2. Ngày 19/9/1996 , anh Trần Châu Minh thường trú tại quận 9, thành phố H có ký hợp đồng lao động với công ty TNHH C (sau đây gọi tắt là công ty). Công ty có trụ sở chính đóng tại quận T, Thành phố H. Theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh minh làm là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 1.015.000. đông/ tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 1.319.000 đồng/ tháng và là hợp đồng không xác định thời hạn.
Cuối năm 2006, công ty C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. ngày 12/12/1006, Tổng giám đốc công ty C ra quyết định số 6/QĐ – VL giải thể đội bảo vệ và cho 22 nhân viên đội bảo vệ thôi việc trong đó có anh Minh. Ngày 5/2/2007 công ty C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động với anh Minh kể từ ngày 8/2/2007. Ngày 3/1/2008 anh Minh đã làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Anh Minh yêu cầu công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với mức lương và vị trí như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc.
a) Anh Minh có thể gửi đơn đến những cơ quan tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
b) Anh (chị) hãy xác định các vấn đề có tranh chấp trong vụ kiện trên
c) Theo anh (chị) công ty có căn cứ để chấm dứt hợp đồng với anh Minh không? tại sao? Công ty sẽ phải tiến hành những thủ tục gì để việc chấm dứt lao động đối với những người lao động này là hợp pháp.
d) giả sử việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với anhh Minh là hợp pháp đối với anh Minh là hợp pháp thì anh Minh sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Bài làm:
1. Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công.
Tại điều 172 Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của bộ luật lao động năm 2006 quy định: “đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Nó gây áp lực buộc bên sử dụng lao động hoặc chủ thể khác phải thoả mãn yêu sách về quyền và lợi ích mà họ quan tâm.(1)
Đình công là ‘vũ khí” cuối cùng để người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong cuộc đấu tranh kinh tế với người sử dụng lao động. Khi phát sinh tranh chấp lao động tập thể mà không thương lượng và tự dàn xếp được thì hội đồng hoà giải, hội đồng trọng tài hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng không giải quyết được hoặc hết thời hạn giải quyết mà các chủ thể vừa nói đến trên không giải quyết thì tập thể lao động có quyền đình công.
Để một cuộc đình công diễn ra hợp pháp thì cần phải tiến hành theo một tình tự, thủ tục luật định theo điều 172a, 174, 174a, 174b luật sửa đổi. bổ sung một số điều của bộ luật lao động 2006.
- Thứ nhất: quy định về việc lấy ý kiến đình công.
Việc tổ chức lấy ý kiến của người lao động là vấn đề có tính bắt buộc và tiên quyết để xác định đình công hợp pháp. tại điều 174a luật sửa đổi, bổ sung đã quy định rõ vấn đề này, theo đó:
a. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động
b Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên ban chấp hành cơ sở, tổ trưởng
(1)trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, nxb CAND. Hà Nội 2009
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem