Mã tài liệu: 248630
Số trang: 17
Định dạng: doc
Dung lượng file: 99 Kb
Chuyên mục: Luật
Tình huống: Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi X ( có trụ sở đóng tại huyện N, tỉnh Hải Dương ) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục ký lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, công việc mà bà B đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được hưởng là 5 triệu đồng/tháng.
Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty X ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng lao động với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ như không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không kiểm tra việc an toàn thực phẩm trong công ty.
Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty X và Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc chấm dứt hợp đồng lao động của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2005 công ty X có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái pháp luật và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã ký.
Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến TA yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty X phải nhận bà trở lại làm việc, bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.
Phía công ty X cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
a/ TA nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?
b/ Theo anh( chị ) trong tình huống trên công ty X có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bà B không? Tại sao?
c/ Với tất cả các tình tiết nêu trên, anh ( chị ) cho biết hướng giải quyết vụ việc?
d/ Hãy tư vấn cho công ty phương án chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với bà B.
1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên:
Bà B ký hợp đồng thứ hai với công ty X là hợp đồng vô thời hạn. Tuy nhiên, đến ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng giám đốc của công ty X ra quyết định số 34 chấm dứt hợp đồng lao động với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009. Bà B không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X nên bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty X và Sở Lao động. Vụ việc trên là tranh chấp lao động cá nhân giữa bà B và công ty X.
Thông thường, những vụ việc tranh chấp lao động cá nhân, trước tiên thường được giải quyết bằng hòa giải thông qua Hội đồng hỏa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động ( theo điều 165 Bộ luật lao động ). Tuy nhiên, những tranh chấp được quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động là những tranh chấp không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở mà có thể trực tiếp Tòa án nhân dân giải quyết:
“ a/ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b/ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động ”
Trường hợp của bà B là một trong những tranh chấp thuộc khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1907
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 16885
⬇ Lượt tải: 252
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 10362
⬇ Lượt tải: 127
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem