Mã tài liệu: 256248
Số trang: 1
Định dạng: rar
Dung lượng file: 69 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có diện tích ao,hồ, sông ngòi lớn. Theo thống kê
của Bộ Thuỷ sản (số liệu của Ban chỉ đạo chương trình Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS),
Bộ Thuỷ sản 2008): tổng diện tích mặt nước sử dụng cho NTTS đến năm 2008 của
cả nước là 751.900 ha (tăng hơn năm 2000 là 192.501 ha). Trong vài năm gần đây,
nhận thấy tầm quan trọng của nghề NTTS, Chính phủ và Bộ Thuỷ sản đã dành sự
quan tâm mạnh mẽ cho phát triển bền vững trong NTTS. Một trong những quan tâm
đó là tăng cường nguồn kinh phí cho nghiên cứu, phát triển và nâng cấp cơ sở hạ
tầng của toàn bộ ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chính vì thế ngành khai thác
và nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Ngành thủy sản
cùng với ngành dệt may và dầu khí có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có đóng góp
quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, góp phần giải quyết công căn
việc làm cho hàng triệu lao động.
Bên cạnh những thành tựu mà nghành thủy sản mang lại cho đất nước, thì nó
cũng gây ra hiệu quả nghiêm trọng đó là vấn đề môi trường. Việc khai thác quá mức
nguồn lợi thủy sản, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản, thiếu quy hoạch, sử dụng bừa
bãi thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học .làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Việc đổ nước và chất thải chưa qua xử lý ra môi trường (suối,sông, hồ,
biển ) cũng đã góp phần không nhỏ vào việc làm biến đổi môi trường theo chiều
hướng xấu. Nguồn nước thải, thải ra từ việc nuôi trồng và chế biến gây ô nhiễm môi
trường rất lớn: chủ yếu là các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật thuỷ sản, mà
trong đó protein chiếm tỉ lệ khá cao. Thường nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm rất
cao gấp 5 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép, nếu không giải quyết triệt để thì đây là mối
đe doạ cho môi trường sống của chúng ta.
Vì vậy, việc tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải ngành
thủy sản đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách.
Để thấy được tình hình nghành thủy sản ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường
do nuôi trồng và chế biến thủy sản gây ra, cần phải làm rõ những đặc điểm và tính
chất của nước thải thủy sản. Trong nước thải thủy sản protein là thành phần chủ yếu,
do vậy cần phải tìm hiểu đặc điểm của protein, cơ chế phân hủy protein, các enzyme
tham gia vào quá trình phân hủy protein và hệ vi sinh vật phân hủy protein. Từ đó có
thể rút ra được nhũng phương pháp xử lý phù hợp và ứng dụng trong thực tiễn xử lý
nước thải thủy sản ở nước ta. Chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “ Vi sinh vật
phân giải protein và ứng dụng trong xử lý nước thải thủy sản. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tìm hiểu phương pháp lý sinh học. Phương pháp này có ưu điểm là không
gây hại cho động vật thủy sinh, hiệu quả xử lý cao, giá thành rẻ, phù hợp khi ứng
dụng vào xử lý nước thải nghành nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Hi vọng trong tương lai,khi khắc phục được vấn đề ô nhiễm môi trường do
nuôi trồng và chế biến thủy sản gây ra. Nghành thủy sản nước ta sẽ phát triển mạnh
mẽ góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo xu hướng phát triển
bền vững
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19