Mã tài liệu: 225753
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 597 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhiều gia đình đầu tư với qui mô lớn để chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm. Cho nên trong những năm qua, nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ, đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, coi đây là mũi nhọn, là khâu đột phá nhằm đưa chăn nuôi trở thành nghành sản xuất chính theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững. Vì vậy mà số lượng, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của đàn vật nuôi đã có những cải thiện đáng kể. Nhưng đồng hành cùng sự phát triển đó cũng đặt ra cho Ngành những thách thức rất lớn đòi hỏi các nhà quản lí, chuyên môn phải đưa những giải pháp, mục tiêu phù hợp và xây dựng các chương trình hành động cụ thể thì mới thật sự giúp cho chăn nuôi phát triển bền vững được.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có khoảng 220 triệu con gia cầm, 8,5 triệu con bò, 27 triệu con heo. Mỗi năm, ngành chăn nuôi thải ra môi trường trên 73 triệu tấn chất thải rắn và 30 triệu khối chất thải lỏng, trong đó có khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng được xả thẳng ra tự nhiên hoặc không thông qua xử lý, từ đó đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy, khắc phục vấn để ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng, các nhà chuyên môn đã chú trọng đến vấn đề xử lý phân và chất thải. Trong đó, giải pháp xây dựng hầm biogas được xem là thiết thực và hiệu quả để phát triển chăn nuôi bền vững.
Trong thực tế, các bể Biogas đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1960 và nhất là sau năm 1975 đã được nhiều cơ quan nghiên cứu, triển khai. Tuy nhiên phải đến năm 2002 với sự hỗ trợ kinh phí từ phía Chính phủ Hà Lan việc triển khai mới được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, từ năm 2003 đến cuối năm 2007 đã xây dựng và đưa vào sử dụng được 27000 bể tại 24 tỉnh, thành phố. Việc ứng dụng và phát triển chương trình khí sinh học trong chăn nuôi là rất cần thiết, có một ý nghĩa kinh tế - xã hội và môi trường rất lớn, không những giúp cho nông dân xử lí được nguồn chất thải trong chăn nuôi, nông nghiệp, hộ gia đình để tạo ra nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, góp phần bảo vệ sức khoẻ, giảm sức lao động cho phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, giúp hạn chế nạn phá rừng và giảm lượng phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, còn tận dụng được phụ phẩm biogas chuyển thành các loại phân hữu cơ vừa có chất lượng cao vừa an toàn (không có mầm bệnh), lại không có mùi hôi thối, giàu dinh dưỡng cây trồng dễ hấp thu, dễ chuyển thành chất mùn làm cải thiện chất đất, hạn chế sử dụng phân bón hoá học, giảm chi phí trong sản xuất, giúp nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ gia đình.
Chương II : CÔNG NGHỆ KHÍ BIOGAS
I. Nguyên liệu:
Là các phế liệu trong sản xuất nông, lâm nghiệp, và các hoạt động sống sản xuất và chế biến nông lâm sản. Hoặc phân gia súc là nguồn nguyên liệu chủ yếu hiện nay trong các hầm biogas của nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 288
👁 Lượt xem: 1122
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17