Mã tài liệu: 215978
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 825 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm KLN trong đất đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có
nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người và các loài sinh vật. Đến nay,
đã có rất nhiều phương pháp hóa - lý được sử dụng để xử lý KLN
trong đất, tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này đều đòi hỏi trình
độ kỹ thuật và chi phí xử lý cao.
Phương pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm
(Phytoremediation) là phương pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm
như: dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chi phí xử lý
thấp và đặc biệt là thân thiện với môi trường (Chaney & nnk., 1997).
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là trong tự nhiên có rất ít
loài thực vật hội tụ đủ các tiêu chí cơ bản như: phát triển được trong
môi trường đất ô nhiễm; sinh trưởng nhanh; sinh khối cao, có khả
năng hấp thụ được các chất ô nhiễm với nồng độ cao, biên độ sinh
thái rộng và không có nguy cơ trở thành sinh vật ngoại lai.
Trong những năm đây, cỏ Vetiver đã được biết đến với nhiều
đặc điểm lý tưởng trong BVMT như có sức sống rất mạnh, chống
chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt (Randloff et al., 1995, Knoll,
1997, Truong và Baker, 1998, Chen, 1999) và có thể hấp thụ được
một số KLN.
Tuy nhiên, ngoại trừ lĩnh vực chống xói mòn, sạt lở, xử lý
nước thải đã được ứng dụng thành công, trong khi lĩnh vực cải tạo
đất ô nhiễm KLN chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy,
việc nghiên cứu khả năng hấp thụ KLN của cỏ Vetiver trong các môi
2
trường đất khác nhau cũng như đánh giá hiệu quả cải tạo đất ô nhiễm
KLN của chúng là rất cần thiết.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ khả năng sinh trưởng và hấp thụ
KLN của cỏ Vetiver dưới ảnh hưởng của nồng độ các KLN trong các
môi trường đất khác nhau. Đồng thời các kết quả của nghiên cứu này
cũng đóng góp những cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát
triển các cơ chế của công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về thực tiễn, đề tài tiến hành xác định tính khả thi của việc ứng
dụng cỏ Vetiver để cải tạo đất ô nhiễm KLN trong điều kiện môi
trường đất Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định khả năng tích lũy một số KLN trong các bộ phận
của cỏ Vetiver và hiệu quả hấp thụ KLN trong các nền đất khác nhau
(thành phần cơ giới nặng/ nhẹ; giàu/nghèo hữu cơ) với các mức độ ô
nhiễm KLN khác nhau.
- Xác định khả năng hấp thụ KLN của cỏ Vetiver dưới tác
động của hỗn hợp các KLN trong đất.
- Đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường đất ô nhiễm KLN của
cỏ Vetiver trong điều kiện sinh thái tự nhiên. Nhằm xác định tính khả
thi của việc ứng dụng đối tượng này để cải tạo đất ô nhiễm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17