Mã tài liệu: 69204
Số trang: 75
Định dạng: docx
Dung lượng file: 556 Kb
Chuyên mục: Toán kinh tế
Trong những năm qua, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Đây chính là kết quả của sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới hai vấn đề xã hội và môi trường. Sự tăng nhanh về thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị sản xuất hàng hoá đã làm cho chúng ta lầm tưởng về một sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội để rồi tiếp tục gây ra sự cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường và gây gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tăng trưởng và phát triển, qua đó thấy được sự nguy hiểm của việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đem lại.
Trước tình hình này, một loạt những Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức nhằm xác định cho nhân loại một con đường phát triển nhằm đáp ứng sự phát triển toàn diện của xã hội. Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, quan điểm về “phát triển bền vững” đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, là đề tài của các cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu và là một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi quốc gia. Ý niệm “phát triển bền vững” nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở các lĩnh vực khác, nhất là môi trường. Phát triển mà làm huỷ hoại thiên nhiên, phát triển mà chỉ dựa vào những tài nguyên có thể cạn kiệt là một sự phát triển không bền vững. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển có lồng ghép, phối hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chỉ đạo trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bài học thực tiễn quý báu đã trải qua như: việc phá các khu rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa đã làm cho vùng này trong những năm qua phải gánh chịu tình trạng lũ lụt nặng nề, hay như việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc trừ sâu nhập lậu từ Trung Quốc về, kể cả những thứ bị cấm dùng do độc hại đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng con đường phát triển bền vững dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Trong những năm qua, nhờ phát huy tốt lợi thế của đất nước, con người tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thuỷ sản đã thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng thông qua xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực này. Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trong vùng đã tăng lên rõ rệt, tình trạng đói nghèo giảm hẳn. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong vùng không còn nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để những mục tiêu này trở thành thực tế chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đưa ra những nhìn nhận khách quan và qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hợp lý, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
Bố cục của đề tài sẽ được chia thành 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản.
- Chương II: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.
- Chương III: Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 3360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 927
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 945
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16