Mã tài liệu: 116993
Số trang: 69
Định dạng: docx
Dung lượng file: 562 Kb
Chuyên mục: Toán kinh tế
Cây cói là cây công nghiệp có giá trị cao đối với vùng bãi bồi ven biển, rất thuận lợi cho việc trồng cói nguyên liệu vừa có giá trị về kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Cây cói cũng là cây trồng rất quen thuộc của người dân vùng ven biển huyện Kim Sơn của Ninh Bình, Hải Hậu của Nam Định, Nga Sơn của Thanh Hóa là nơi có sản lượng trồng cói lớn, với năng suất cao, nên rất thuận tiện cho việc mua và vận chuyển nguyên liệu. Vùng nguyên liệu này sẵn có ở tất cả các tỉnh trong cả nước như Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương nhất là các tỉnh tây nguyên và các tỉnh phía nam. Ngoài các thu nhập chính còn là nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghề đan các sản phẩm cói là nghề truyền thống đã có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm cho đến nay sản phẩm cói phát triển đã lưu hành trên toàn quốc và được khách hàng như Pháp, Đức, Hàn Quốc, Mỹ rất ưa chuộng và là nghề có nhiều triển vọng có khả năng giải quyết được một bộ phận lớn lao động trong tỉnh nhất là trong lúc nông nhàn giúp xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn.
Sản phẩm cói được sản xuất và chế biến từ thực vật là một trong những thị trường rất tiềm năng, hợp với xu hướng phát triển của cuộc sống. Có thể nói, sản phẩm cói nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung đều là mặt hàng Việt Nam còn nhiều tiềm năng, nhu cầu chưa bị giới hạn, do tuổi thọ và vòng đời sản phẩm ngắn. Bên cạnh đó xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị lớn có thể coi là ngành mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2010 – 2015.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, khi hàng hoá tiêu dùng công nghiệp hiện đại tràn ngập thị trường, sản phẩm thủ công đứng trước những thách thức hết sức gay gắt. Tình hình mới đòi hỏi các làng nghề cói phải mở rộng thị trường, tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Hiện tại, chất lượng sản phẩm cói huyện Kim Sơn- Ninh Bình vẫn còn có những tồn tại chưa được giải quyết được. Vì vậy phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời thay đổi mẫu mã phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó cũng phải giải quyết những khó khăn mà các làng nghề gặp phải như: thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, mặt bằng sản xuất phải giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường …
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba chương:
Chương I : Những lí luận chung về sản xuất và chất lượng sản phẩm cói
Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm chiếu cói Kim Sơn hiện nay
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chiếu cói huyện Kim Sơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 2965
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 16