Mã tài liệu: 131855
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp. Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là phân môn có nhiệm vụ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng viết. Nắm vững chính tả, học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay – góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt – thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc.
Là một trong số các môn học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt đã và đang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng tăng cường dạy các kĩ năng lời nói ( đọc, viết, nghe, nói ) trên cơ sở dạy những hiểu biết cơ bản, hiện đại về tiếng Việt nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy môn tiếng mẹ đẻ trong nhà trường tiểu học.
Dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa lớn trong việc phát triển trí thông minh, khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và trừu tượng hóa để rút ra quy tắc chính tả) và khả năng ghi nhớ máy móc (các trường hợp chính tả bất quy tắc) cho các em, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như tính kỉ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp.
Theo tờ trình Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình sách giáo khoa của giáo dục phổ thông số 1004/CP-QHQH ngày 3/11/2000, một trong năm định hướng đổi mới giáo dục phổ thông là “Chương trình tạo cơ hội và điều kiện học tập cho mọi trẻ em, bồi dưỡng những học sinh có năng lực đặc biệt”. Đây là một định hướng phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới và phù hợp với thực tiễn dạy học. Một số công trình nghiên cứu về sự phát triển của học sinh trong quá trình giáo dục đã cho thấy: mỗi học sinh là một cá nhân , có nhu cầu và năng lực phát triển, khả năng nhận thức không hoàn toàn giống nhau, do đó có sự phân hóa về trình độ và hứng thú học tập ở các em. Năng lực của các em sẽ được phát triển nếu môi trường, phương pháp giáo dục thích hợp. Ngược lại, nếu năng lực không kịp thời bồi dưỡng, nâng cao thì khả năng nhận thức của học sinh cũng sẽ không phát triển được. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số học sinh được xem là phát triển(có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống … nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5%- 10% trong tổng số học sinh đến trường.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở khoa học của việc xây dựng bài tập chính tả cho học sinh lớp
Chương II: Tổ hợp bài tập chính tả cho học sinh lớp
Chương III: Thực nghiệm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 2715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 1306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 1301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 1867
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 3103
⬇ Lượt tải: 21