Mã tài liệu: 131959
Số trang: 120
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Đất nước ta đang từng ngày đổi mới và phát triển trong xu thế hội nhập. Mục tiêu đặt ra trước mắt, đó là đào tạo ra những con người toàn diện, tích cực và chủ động. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Giáo dục (GD) mà là của toàn xã hội. Nhưng ngành giáo dục giữ vai trò chủ chốt, với một trọng trách vô cùng lớn lao. Quá trình đổi mới ở nước ta đã diễn ra bắt đầu từ những năm 1960- 1980 của thế kỷ XX, với khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Cho đến nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã ra chỉ thị đổi mới chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK).
Đối với môn Ngữ văn, việc đổi mới đã đem đến một hiệu quả không nhỏ trong quá trình dạy- học Ngữ văn từ cấp THCS đến THPT. Sự hợp nhất cả ba phần Văn - Tiếng Việt – Làm văn trong một cuốn sách Ngữ văn đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các phần này. Lần đầu tiên phần Làm văn đã tìm được chỗ đứng cho mình.
Mục đích cuối cùng của việc học môn Ngữ văn, và đặc biệt là phần Làm văn ở trường phổ thông là giúp học sinh có thể tạo lập được những văn bản hay, có tính sáng tạo. Để đạt được mục đích này, việc cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức về văn bản là cần thiết. Tuy nhiên, muốn học sinh độc lập tạo ra được văn bản có tính sáng tạo thì việc cung cấp tri thức là chưa đủ, mà điều quan trọng là phải hình thành và củng cố cho các em các kĩ năng, các thao tác tạo lập văn bản.
Văn nghị luận đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Học sinh được làm quen với văn nghị luận ở cấp THCS, lên đến THPT, văn nghị luận là một kiểu bài trọng tâm và chiếm phần lớn thời lượng chương trình Làm văn. Đây là một kiểu bài rất khó, đòi hỏi học sinh phải có óc tư duy lôgic. Bởi đặc trưng của văn nghị luận là phải lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề nào đấy. Nếu không có lập luận, thì vấn đề đó sẽ trở nên thiếu tính thuyết phục, khiến người đọc không tin vào những điều mà người nói muốn dẫn dắt người đọc hướng tới. Như vậy, sẽ không đạt được đích của giao tiếp. Cho nên, đã là văn nghị luận là phải lập luận và lập luận phải chặt chẽ, sáng rõ. Đặc điểm của lập luận là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu vấn đề, trình bày lí lẽ và qua đó đánh giá sự đúng – sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra kiến giải, phát biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường, quan điểm của bản thân.Việc trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thông qua các phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán, suy lí và hệ thống các dẫn chứng nhằm đạt được mục đích khiến người đọc tin theo. Bởi vậy, lập luận được sử dụng rất nhiều trong các văn bản, nhằm để thuyết phục người đọc. Lập luận là đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận. Lập luận như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bài văn nghị luận ở trường phổ thông.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: tập trung trình bày hệ thống cơ sở lý luận về phân tích và thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận và những vấn đề cơ bản nhất của thao tác lập luận phân tích
Chương 2: căn cứ vào cơ sở lý luận về thao tác lập luận phân tích đã được triển khai ở chương
Chương 3: sau khi trình bày những vấn đề cơ bản của việc tổ chức dạy học về thao tác lập luận phân tích, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm bài “Thao tác lập luận phân tích” và bài “Luyện tập thao tác lập luận phân tích” trong SGK Ngữ văn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 16