Mã tài liệu: 21648
Số trang: 44
Định dạng: docx
Dung lượng file: 174 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Nước ta cùng thế giới đ• bước vào thế kỷ 21 và chúng ta đang chứng kiến quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển như một xu thế khách quan.Đó là quá trình mà các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn thế giới trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất với trình độ công nghệ cao và sự phân công lao động quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, đan xen mật thiết,tùy thuộc lẫn nhau.
Toàn cầu hóa được coi như là một cơ hội lớn, nhưng cũng được xem là những thách thức không nhỏ đối với mọi quốc gia.Đặc biệt, nó sẽ gây khó khăn hơn với các nước kém phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tiềm năng kinh tế của nước ta hay của một quốc gia nào khác,thì phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ khoa học và công nghệ phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục.Nước ta đ• có một bài học thất bại, khi mà đất nước vừa được giải phóng, nhà nước có chủ trương phát triển công nghiệp nặng trong khi nước ta lại thiếu cơ sở vật chất, thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý,thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề.Do vậy, không còn sự lựa chọn nào khác là nước ta phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để phát triển tránh tụt hậu so với các nước khác.
Hiện nay, áp lực cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.Mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường này buộc phải có chiến lược riêng của mình, biết tự tạo ra cho doanh nghiệp mình những cơ hội phát triển và những mặt lợi thế trong cạnh tranh.Doanh nghiệp ngoài việc đầu tư vào phát triển trang thiết bị và dây truyền sản xuất, các yếu tố khác, thì yếu tố có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh là đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến kết quả sản xuất, được bảo đảm việc làm ổn định. Thực tế đ• chứng minh răng đầu tư vào yếu tố con người mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư vào yếu tố khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức mới cùng với sự bùng nổ của công nghệ, của thông tin tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi bản thân mỗi nhà quản lý, mỗi người công nhân trực tiếp sản xuất phải thay đổi phong cách làm việc, nếp suy nghĩ, không ngừng nỗ lực và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, có thể lắm bắt tốt sự phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật.
Chính vì vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong sự phát triển của doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải chú ý thường xuyên trang bị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức những kỹ năng mới của thời đại.Đây là việc đầu tư có ý nghĩa và mang lại lợi ích lớn. Như khẳng định của Garry Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực...” . Do vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết.
Từ ý nghĩa trên mà em chọn đề tài “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm để án môn học của mình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 36
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 17