Mã tài liệu: 56747
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Trong những năm bao cấp thì nhãn hiệu hàng hoá, tên của doanh nghiệp sản xuất ra nó cũng hoà tan trong nhiều yếu tố, đôi khi người ta không cần biết đến nó. Một số doanh nghiệp đã được biết đến như công ty Bánh kẹo Hải Châu, công ty cơ khí Hà Nội ...bởi vì nó có vị trí độc quyền trong sản xuất và phân phối, các nhãn hiệu hay tên này không phải là dấu ấn về sức cạnh tranh trên thị trường mà chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội
Ngày nay khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại đã trở thành sự nhận biết của người kinh doanh, của khách hàng. Chất lượng và chủng loại hàng hoá đang được xem là ưu thế cho các doanh nghiệp,do đó việc xây dựng và phát triên thương hiệu cho chính mìnhlà một vấn đề rất quan trọng có tính sống còn đối vơi các doanh nghiệp. Chưa bao giờ Thương Hiệu lại trở thành chủ đề mang tính thời sự của các doanh nghiệp,các cơ quan quản lý, các hiệp hội thương mại quan tâmđặc biệt như bây giờ. Nhiều hội thảo, hội nghị, các bài báo, wedside thường xuyên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của thương hiệu, phải chăng đây là một xu thế không thể cưỡng lại được khi chúng ta muốn tồn tại trong bối cảnh hội nhập. Thương hiệu được xem là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp,là phương tiện ghi nhận bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp,nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo danh tiếng và lợi nhuận cho doanh ngiệp. Mặc dù vậy với rất nhiều doanh nghiệp trong nước việc xây dựng và phát triển thương hiệu vẫn còn là vấn đề xa lạ và mới mẻ, hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú ý tới sản xuất mà chưa khai thác thậm chí lãng phí làm mất mát tài sản khổng lồ mà mình có được.
Qua những nghiên cứu trên đây, chúng ta đã có thể hiểu được phần nào về vấn đề thương hiệu, một vấn đề còn khá mới mẻ nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ càng ngày càng tạo ra nhiều, nhưng sức ép cạnh tranh cũng ngày một lớn. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam không những phải luôn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bằng chất lượng, giá cả mà còn phải quan tâm tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng thương hiệu được coi là một trong các yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.Nói đến xây dựng và phát triển thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng, một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng,làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như chấp nhận đầu tư vào doanh nghiệp.
Tóm lại, vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam không phải chỉ là sự quan tâm của riêng bất kỳ một cá nhân, doanh nghiệp nào mà nó là vấn đề của nhà nước, của toàn xã hội để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần :
Phần một: Những vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần hai: Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần ba: Giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 1125
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16